Mục lục
Tả do virus Vibrio Cholerae là gì?
Tìm hiểu chung
Tả do virus Vibrio Cholerae là bệnh gì?
Bệnh tả do virus Vibrio Cholerae gây ra là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch đường tiêu hóa. Bệnh từng bùng nổ thành đại dịch lớn ở các nước Châu Phi, một số nước Châu Á.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm tả do virus Vibrio Cholerae
Người bệnh nhiễm virus Vibrio Cholerae thường sẽ không biết mình bị nhiễm bệnh. Bệnh sẽ không có các triệu chứng rõ ràng. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 12 – 24 giờ, dài nhất 10 ngày, trung bình 2 – 5 ngày.
Sau đó bệnh sẽ khởi phát với các triệu chứng:
- Ỉa lỏng dữ dội;
- Nôn;
- Không đau bụng hoặc chỉ đau nhẹ;
- Không sốt hoặc sốt nhẹ;
- Người mệt lả, có thể rơi vào trạng thái mê sảng;
- Có dấu hiệu chuột rút.
Bệnh có nhiều triệu chứng khác không được đề cập đến nên nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh thì hãy đến các cơ sở y tế để nhận sự tư vấn của bác sĩ.
Biến chứng có thể gặp khi bị tả do virus Vibrio Cholerae
Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể xảy ra những biến chứng sau:
- Choáng, trụy tim mạch dẫn tới tử vong sau 4 – 12 giờ.
- Suy thận cấp.
- Hạ đường huyết (hay gặp ở trẻ em).
- Hạ kali máu dẫn đến loạn nhịp tim, liệt ruột
- Viêm loét giác mạc, hoại tử đầu chi…
Khi nào cần gặp bác sĩ ?
Bệnh có tỷ lệ tử vong cao chỉ sau vài giờ trong trường hợp bị nặng mà không được điều trị kịp thời. Do đó, khi bạn phát hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng đã nêu trên thì bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm tả do virus Vibrio Cholerae
Bệnh do virus Vibrio Cholerae gây ra. Vibrio cholerae ký sinh vào ruột sau đó gắn vào niêm mạc ruột non, hoạt hoá enzyme adenylcyclase dẫn đến tăng AMP vòng, làm giảm hấp thu Na+, tăng tiết Cl- và nước gây tiêu chảy cấp tính.
Nguồn lây bệnh chủ yếu là bệnh nhân và người lành mang mầm bệnh. Từ thời kỳ ủ bệnh, virus đã có thể theo phân người bệnh để ra ngoài. Đến thời kỳ toàn phát, một số lượng lớn virus được đào thải theo phân và chất nôn. Sau khi khỏi bệnh, vi khuẩn vẫn còn tiếp tục được đào thải theo phân trong nhiều tháng.
Ở môi trường bên ngoài, virus này có thể tồn tại được từ một đến vài tuần khi gặp điều kiện thuận lợi như ở trong phân, đất ẩm, nước, thực phẩm.
Phẩy khuẩn tả có thể chuyển hoá trong thiên nhiên, thay đổi tính di truyền, đột biến từ chủng không gây dịch trở thành chủng gây dịch và kháng nhiều loại kháng sinh.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ nhiễm tả do virus Vibrio Cholerae?
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tả nếu chưa có miễn dịch đầy đủ.
Tại những khu vực có bệnh tả lưu hành thì tỷ lệ trẻ em bị nhiễm bệnh cao hơn người lớn.
Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm tả do virus Vibrio Cholerae, bao gồm:
- Sử dụng thức ăn và nguồn nước bị nhiễm bẩn.
- Ăn rau sống được tưới bón bằng phân tươi và nguồn nước bị ô nhiễm.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh tả do virus Vibrio Cholerae
Bác sĩ chẩn bệnh thông qua khám lâm sàng, quan sát triệu chứng của người bệnh. Biểu hiện tiêu chảy dữ dội chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc chẩn đoán tả do virus Vibrio Cholerae gây ra. Ngoài ra, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ phân và chất nôn của người bệnh để tiến hành xét nghiệm tìm virus.
Phương pháp điều trị bệnh tả do virus Vibrio Cholerae hiệu quả
Nguyên tắc điều trị:
- Cách ly bệnh nhân.
- Bổ sung nước và điện giải nhanh chóng và đầy đủ. Trường hợp không bù nước kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
- Dùng kháng sinh để diệt vi khuẩn.
Các loại thuốc khác sinh được dùng trong điều trị:
Thuốc được dùng ưu tiên:
- Nhóm fluoroquinolon: Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. Thận trọng khi dùng cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi.
- Azithromycin.
- Cloramphenicol.
Nếu không có sẵn các thuốc trên có thể dùng:
- Erythromycin.
- Doxycyclin.
Đối với trẻ em < 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú:
- Dùng azithromycin.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Hiện nay bệnh tả đã có thuốc điều trị nhưng để điều trị khỏi thì việc điều trị tương đối phức tạp và bệnh có thể lan truyền thành dịch. Do đó cần phòng ngừa bệnh bằng cách:
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi.
- Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp, cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.
- Hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.
- Chú ý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ nên ăn thức ăn khi còn nóng và được đã nấu chín kĩ.
- Không ăn rau sống và uống nước lã.
- Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…
- Không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh, xác súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng gây ô nhiễm môi trường nước.
- Khi phát hiện các triệu chứng nên đến các bệnh viện để kiểm tra và điều trị đúng bệnh.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.