Mục lục
U lạc nội mạc tử cung là gì?
Tìm hiểu chung
U lạc nội mạc tử cung là gì?
U lạc nội mạc tử cung là bệnh phụ khoa ở phụ nữ. Bệnh xảy ra do sự rối loạn bên trong tử cung, khi lớp lót trong của tử cung lại không nằm trong tử cung, mà nằm tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng. Nghĩa là nó sẽ phát triển ở bên ngoài của tử cung, nhưng sự phát triển của lớp lót này thường sẽ không đi ra ngoài vùng chậu. Khi các lớp lót di chuyển ra ngoài tử cung, nó vẫn tiếp tục phát triển vì nó không có cách nào để thoát ra khỏi cơ thể, nó dày lên, phá vỡ và gây chảy máu nhiều hơn trong chu kỳ kinh nguyệt, khiến cho bạn có cảm giác đau bụng dữ dội.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của u lạc nội mạc tử cung
Những triệu chứng của u lạc nội tử cung là:
- Đau vùng lưng, vùng chậu trước hay vùng sườn trong những ngày hành kinh;
- Chuột rút, đau bụng dữ dội trong chu kỳ;
- Ra máu nhiều trong các lần xuất hiện chu kỳ, có xuất hiện các cực máu đông;
- Xuất hiện chảy máu không rõ nguyên nhân giữa chu kỳ;
- Đau khi quan hệ tình dục;
- Gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đâu bụng và tiêu chảy trong chu kỳ;
- Buồn và đi tiểu nhiều lần, thường xuất hiện đau buốt.
Đây là những triệu chứng không điển hình, rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng khi đến kì kinh nguyệt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
U lạc nội mạc tử cung gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe phụ nữ. Quan trọng hơn, đây là yếu tố làm tăng nguy cơ của các bệnh về tử cung, buồng trứng; các bệnh viêm nhiễm âm đạo; vô sinh, hiến muộn và nó rất dễ biến chứng thành ung thư. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra hoặc khi bạn cảm thấy cơ thể có những bất thường, nhất là trong thời kỳ kinh nguyệt, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến u lạc nội mạc tử cung
Nguyên nhân dẫn đến u lạc nội mạc tử cung có thể kể đến bao gồm:
- Máu kinh bị chảy ngược: Trong máu kinh có chứa những tế bào nội mạc tử cung, máu kinh chảy ngược lại qua ống dẫn trứng và khoang xương chậu thay vì bị đẩy ra khỏi cơ thể, làm cho các tế bào này bị bám lại các vùng bên ngoài của tử cung nhưng lại không đi ra ngoài.
- Quan hệ tình dục trong những ngày bị hành kinh máu kinh bị dương vật đẩy ngược vào trong gây ra u lạc nội mạc tử cung.
- Tăng trưởng tế bào phôi: Các tế bào ở khoang bụng và xương chậu đến từ tế bào phôi. Khi một hoặc nhiều khu vực nhỏ của khoang bụng phát triển thành mô nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử có thể phát triển.
- Phẫu thuật: Khi trải qua phẫu thuật thì lớp lót bên trong tử cung có thể bị dính vào các vết phẫu thuật.
- Hệ miễn dịch rối loạn: Hệ miễn dịch rối loạn có thể làm phá hủy mô nội mạc tử cung mà đang phát triển bên ngoài tử cung.
- Các hệ thống mạch máu hoặc các mô chất lỏng (bạch huyết) có thể vận chuyển lớp lót nội mạc tử cung đến các bộ phận khác của cơ thể.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc u lạc nội mạc tử cung?
U lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là độ tuổi 30 – 50. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị u lạc nội mạc tử cung, chẳng hạn như:
- Chưa từng sinh con.
- Có người thân (mẹ, dì hoặc chị em gái) bị lạc nội mạc tử cung.
- Trào ngược kinh nguyệt do tắc nghẽn lại bởi một bệnh lý nào đó.
- Tiền sử viêm vùng chậu.
- Tử cung bất thường.
- Có kinh trước 12 tuổi.
- Hình dạng bất thường của tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo làm tắc nghẽn kinh nguyệt.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp điều trị u lạc nội mạc tử cung hiệu quả
Điều trị u lạc nội mạc tử cung phụ thuộc vào tình trạng diễn biến của bệnh và nguyện vọng của bệnh nhân. Mục đích của việc điều trị bệnh là giảm đau, chữa trị hiếm muộn, chữa lành các tổn thương của nội mạc tử cung.
Một số phương pháp để điều trị u lạc nội mạc tử cung:
- Dùng thuốc giảm đau: Sử dụng các thuốc giảm đau bụng kinh theo đơn của bác sĩ.
- Liệu pháp Hormone: Bổ sung nội tiết tố có thể tạo ra hiệu quả trong việc làm giảm hoặc loại bỏ cơn đau. Nó ngăn chặn sự tăng trưởng các mô nội mạc tử cung phát triển phía bên ngoài, nhưng đây lại không phải phương pháp chữa lâu dài.
- Phẫu thuật: Nếu trong 3 tháng điều trị bệnh tình thuyên giảm thì bắt buộc phải dùng đến phương pháp phẫu thuật. Với những trường hợp mong muốn có thai, thì phương pháp phẫu thuật này có thể mang lại những thành công nhất định. Mổ nội soi loại bỏ những lớp lót nội mạc tử cung bị “lạc”. Sau khi phẫu thuật xong cần khám thường xuyên từ 3 – 6 tháng để tránh tái phát trở lại.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Khi chưa mắc phải căn bệnh này, hãy học cách để đẩy lùi bệnh. Đó là cách để có một sức khỏe sinh sản tốt nhất.
Chế độ sinh hoạt:
Đầu tiên là chú ý đến việc vệ sinh hằng ngày của cá nhân:
- Vệ sinh hàng ngày bằng nước hơi ấm, sạch sẽ, rửa vùng kín nhẹ nhàng, không nên dùng vòi hoa sen để rửa vì làm cho vi khuẩn sẽ theo đường nước vòi sen đi ngược lên niệu đạo và tử cung.
- Hạn chế dùng các dung dịch tẩy rửa mà nên thay bằng nước muối pha loãng. Diệt trùng nhưng không làm mất cân bằng pH trong âm đạo.
- Luôn giữ cho vùng kín được khô ráo hàng ngày.
- Mặc quần lót bằng vải thoáng, mềm, và thay quần lót 2 lần/ ngày hoặc khi cảm thấy vùng kín bị ẩm ướt.
- Đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt, thay băng 4 lần/1 ngày và vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi thay.
- Quan hệ tình dục an toàn. Đi tiểu và vệ sinh sạch sẽ trước và sau quan hệ tình dục.
Chế độ dinh dưỡng:
- Uống nhiều nước mỗi ngày: Uống nước có tác dụng thải các tạp chất trong cơ thể ra ngoài theo đường tiểu để làm sạch hệ thống tiêu hóa và tuần hoàn. Uống nước lọc và hạn chế uống các nước có đường quá nhiều. Đây là cách đơn giản nhưng có tác dụng điều trị viêm màng dạ con một cách tự nhiên.
- Ăn nhiều hoa quả và rau xanh: Các loại rau lá xanh và trái cây có màu sậm thường tốt hơn cả vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin mà cơ thể cần.
- Ăn những thực phẩm giàu protein để duy trì sự cân bằng của các hormone trong cơ thể, nhờ đó giảm được tình trạng rối loạn nội tiết ở nữ giới và nguy cơ bị lạc nội mạc tử cung cũng được hạn chế.
- Giảm những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.