Mục lục
Barette thực quản là gì?
Barrett thực quản là biến chứng nghiêm trọng của bệnh trào ngược dạ dày (GERD), các tế bào lót trong thực quản trở nên bất thường. Khi mắc bệnh, tế bào chuyển sang hình dạng cột. Hiện y học vẫn chưa có kết luận về nguyên nhân gây Barrett thực quản. Chỉ biết khoảng 10% người có các triệu chứng mãn tính của GERD phát triển thành Barrett thực quản. Tuy nhiên không phải ai bị GERD cũng phát triển thành Barrett thực quản và ngược lại. Ngoài ra, bệnh còn gặp ở người cao tuổi, người béo phì, sử dụng nhiều thuốc lá và có tiền sử ợ nóng. Barrett thực quản lâu dài không điều trị có thể gây biến chứng thành ung thư thực quản. Bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kết hợp với việc thay đổi lối sống và thói quen ăn uống của người bệnh.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của Barrett thực quản
Người mắc bệnh Barrett thực quản thường có các dấu hiệu liên quan đến bệnh trào ngược acid hay khó tiêu acid.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Đau ngực;
- Khó nuốt;
- Thường xuyên ợ nóng;
- Viêm thanh quản và khan tiếng ;
- Nghẹn thức ăn hoặc nôn mửa;
- Phân có màu đen, nát;
- Nôn máu.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Barrett thực quản làm tăng nguy cơ ung thư thực quản. Tuy nhiên rủi ro này rất nhỏ vì đa số người mắc Barrett thực quản không tìm thấy có dấu hiệu phát triển bệnh ung thư thực quản.
Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm, khi có bất kì triệu chứng nào kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến Barrette thực quản
Trên thực tế, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây ra Barette thực quản. Bệnh chủ yếu hay gặp ở những người mắc bệnh trào ngược dạ dày nhưng không điều trị và để kéo dài liên tục.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc phải Barett thực quản?
- Giới tính: Thông thường thì đàn ông có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn phụ nữ.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.
- Hút thuốc nhiều cũng là thói quen làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Từng có tiền sử mắc các chứng ợ nóng, ợ hơi và trào ngược dạ dày mãn tính.
- Béo phì cũng là nguyên nhân dễ mắc chứng Barrett thực quản.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán Barrett thực quản
Các bác sĩ có thể chẩn đoán Barrett thực quản bằng cách:
- Nội soi thực quản để kiểm tra mức độ khác thường của các mô tại đây.
- Ngoài ra cũng thực hiện thêm một số các xét nghiệm cần thiết khác để kiểm tra điểm bất thường ở thực quản bằng cách lấy mẫu mô nhỏ kiểm tra dưới kính hiển vi.
Phương pháp điều trị Barrett thực quản hiệu quả
Cần phải ngăn ngừa và làm chậm bệnh Barrett thực quản bằng cách kiểm soát trào ngược acid bằng thuốc và thay đổi lối sống.
Để hạn chế những diễn tiến của bệnh, bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như:
- Thuốc giảm nồng độ axit, H2 – Antagonists như: Ranitidine, Cimetidine.
- Chất ức chế bơm Proton như: Omeprazole, Lansoprazole.
- Thuốc có thể cải thiện tình trạng tiêu hóa như: Metoclopramide.
Trong đó, chất ức chế bơm Proton là loại thuốc hiệu quả và được sử dụng nhiều nhất.
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh Barrett thực quản
- Thay đổi chế độ ăn uống, nên ăn ba bữa một ngày kèm các bữa ăn nhẹ.
- Hạn chế thực phẩm béo, nhiều gia vị cay nồng và bạc hà có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược.
- Tránh uống rượu và đồ uống có chứa caffeine, thuốc lá.
- Không mặc quần áo quá chật vì có thể gây sức ép lên vùng bụng.
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Không nằm xuống trong 3 giờ sau khi ăn.
- Uống nhiều nước.
- Tư thế ngủ hợp lý, gối cao đầu giúp acid không chảy ngược vào thực quản.
- Nên đến bác sĩ để thăm khám sức khỏe định kỳ khi bị trào ngược dạ dày.
- Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.