Mục lục
Chấn thương niệu đạo là gì?
Tìm hiểu chung
Chấn thương niệu đạo là gì?
Niệu đạo là một bộ phận trực thuộc hệ tiết niệu, là một ống dài nối từ bàng quang đến lỗ tiểu để dẫn nước tiểu ra ngoài. Ở nam giới, niệu đạo còn có chức năng dẫn tinh dịch ra ngoài.
Tình trạng niệu đạo tổn thương bởi chấn thương gọi là chấn thương niệu đạo. Ở nam giới, bệnh chấn thương niệu đạo phải được chẩn đoán chính xác và điều trị triệt để để ngăn chặn các hệ lụy nghiêm trọng về sau.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương niệu đạo
- Xuất hiện máu ở lỗ niệu đạo của nữ giới, ở đầu dương vật của nam giới;
- Nước tiểu có máu nhưng không hề cảm thấy đau hay rát khi đi tiểu tiện;
- Vùng háng hoặc dương vật xuất hiện vết bầm tím.
Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác xảy ra ở một nhóm bệnh nhân như: hẹp niệu đạo khu vực lân cận hoặc tại khu vực chấn thương; nhiễm trùng do nước tiểu bị rò rỉ vào các mô kề cận; giảm khả năng cương cứng ở nam giới.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nhận thấy bất kì dấu hiệu, triệu chứng nào đã nêu xảy ra với cơ thể, hãy đến ngay bệnh viên để các bác sĩ thăm khám chẩn đoán và đưa ra các giải pháp điều trị kịp thời.
Khi các bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị sớm thì khả năng ngăn chặn các hậu quả của bệnh càng cao; nhiều bệnh nhân đặc biệt là nam giới thờ ơ với các dấu hiệu bệnh nên đến khi điều trị thì bệnh đã nặng dù được điều trị tốt nhất nhưng vẫn không tránh khỏi các hệ lụy nghiêm trọng về sau.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến chấn thương niệu đạo
Bệnh chấn thương niệu đạo được chia làm hai nhóm: chấn thương kín và chấn thương hở.
Trong nhóm chấn thương kín lại chia làm hai nhóm nhỏ là chấn thượng niệu đạo trước và chấn thương niệu đạo sau.
- Chấn thương niệu đạo trước thường do té xoạc chân hay va đập mạnh vào vùng đáy chậu.
- Chấn thương niệu đạo sau thường có nguyên nhân từ việc bệnh nhân gặp phải các chấn thương như té từ trên cao xuống hay tai nạn giao thông gãy xương chậu, đặc biệt xương chậu trước.
Chấn thương hở thường xảy ra ở niệu đạo dương vật của nam giới, dương vật chịu tác động mạnh trực tiếp dẫn đến chấn thương. Ngoài ra việc đặt ống thông niệu đạo, các cuộc phẫu thuật loại bỏ khối u, cắt tuyến tiền liệt cũng là một trong những nguyên nhân gây tổn thương niệu đạo.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị chấn thương niệu đạo?
Đối tượng chủ yếu là nam giới, đặc biệt là những người đã từng chấn thương vùng xương chậu, vùng háng.
Rất hiếm trường hợp xảy ra ở nữ giới hoặc có xảy ra cũng chỉ với những người đã gãy xương chậu, có các vết thương cắt, xé lớn gần âm đạo.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chấn thương niệu đạo, bao gồm:
- Tiền sử phẫu thuật xương chậu hoặc háng.
- Chấn thương giảm tốc do tai nạn giao thông.
- Chấn thương xoạc háng.
- Bị cắt, rách, bầm tím hoặc bị các vết thương khác ở niệu đạo.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán chấn thương niệu đạo
- Đối với bệnh nhân nữ thì sẽ được nội soi để kiểm tra niêm mạc bàng quang và niệu đạo.
- Đối với bệnh nhân nam thì sẽ có nhiều phương pháp xét nghiệm hơn, như: chụp X-quang, chụp niệu đạo ngược dòng. Trường hợp chụp niệu đạo ngược dòng được thực hiện trước khi đặt một ống thông qua niệu đạo vào bàng quang.
Phương pháp điều trị chấn thương niệu đạo hiệu quả
- Trường hợp xuất hiện các vết thâm tím ở niệu đạo mà không có hiện tượng rò rỉ nước tiểu thì bệnh nhân sẽ được tiến hành đặt ống thông qua niệu đạo vào bàng quang vài ngày.
- Trường hợp rách niệu đạo thì bệnh nhân được các bác sĩ sẽ đặt ống thông trực tiếp vào bàng quang qua da trên bụng dưới mà không đi qua niệu đạo.
- Phẫu thuật niệu đạo sau khi các vết thương khác đã lành lặn hoặc sau 12 tuần. Đa số trường hợp rách niệu đạo được chữa lành đều thực hiện phẫu thuật.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
- Chú ý an toàn trong quá trình làm việc, sinh hoạt và vui chơi giải trí.
- Tuyệt đối không đưa vật lạ vào niệu đạo.
- Nếu bệnh nhân cần tự đặt ống thông, hãy tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ chuyên khoa và hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp thiết bị ống thông.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.