Mục lục
Co thắt thực quản là gì?
Thực quản là phần ống nối giữa miệng và dạ dày. Co thắt thực quản là tình trạng rối loạn vận động của cơ trơn thực quản với đặc điểm là co giãn không đều, gây khó khăn trong việc di chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Khi bị co thắt thực quản, phần cơ vòng thực quản dưới không hoạt động và làm thức ăn không trôi xuống được. Bệnh có thể khiến bạn cảm thấy đau tức ngực, buồn nôn, ợ nóng, khó thở,…
Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, và thường gặp ở người có chế độ ăn uống không khoa học. Nếu có thắt thực quản không xảy ra thường xuyên thì không cần điều trị, nhưng nếu bệnh kéo dài có thể gây ung thư thực quản nên cần điều trị sớm. Hiện nay không có thuốc đặc trị co thắt thực quản, mục tiêu trong việc điều trị là làm giảm triệu chứng và ngăn chặn biến chứng xuất hiện.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của co thắt thực quản
Các dấu hiệu và triệu chứng co thắt thực quản bao gồm:
- Đau ép ngực, thường xuyên căng thẳng, có thể nhầm lẫn với đau thắt ngực;
- Khó nuốt;
- Cảm giác một vật mắc kẹt trong cổ họng;
- Nôn;
- Sụt cân vì ăn uống khó khăn hoặc bị đau;
- Thở khò khè;
- Ợ nóng, ợ hơi và nôn mửa;
- Trường hợp nặng có thể dẫn đến hôi miệng.
Biến chứng có thể gặp khi bị co thắt thực quản
Nếu bệnh không được trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến biến chứng:
- Sang rách (thủng) thực quản.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Viêm phổi.
- Ung thư thực quản.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kì dấu hiệu và triệu chứng nêu trên thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến co thắt thực quản
Nguyên nhân gây bệnh đến ngày nay vẫn chưa được xác định cụ thể.
Một số tác nhân có thể dẫn đến co thắt thực quản là:
- Tổn thương hệ thần kinh thực quản.
- Nhiễm trùng.
- Di truyền.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị co thắt thực quản?
- Phụ nữ có khả năng mắc co thắt thực quản cao hơn.
- Chế độ ăn uống không khoa học bao gồm việc ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; ăn uống không điều độ; không nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
- Ợ nóng.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Căng thẳng.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán co thắt thực quản
Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bạn, khám lâm sàng và thực hiện thêm một số xét nghiệm để hỗ trợ chẩn đoán. Xét nghiệm thường được áp dụng bao gồm:
- Chụp X-quang nuốt bari: Cho thấy mức độ hẹp của cơ thắt thực quản dưới và độ rộng của cơ thực quản trên.
- Dùng phương pháp đo lường áp suất trong thực quản để xác định cơ ở thực quản có hoạt động hay không và mức độ tăng áp ở cơ vòng thực quản dưới.
- Nội soi cũng có thể được sử dụng để kiểm tra xem cơ vòng có co chặt lại hay không.
- Sinh thiết để kiểm tra dấu hiệu khối u.
- Đo áp lực thực quản và đặt một ống mỏng thông qua mũi hoặc miệng vào thực quản để đo hiệu quả của các cơ thực quản trong quá trình nuốt.
Phương pháp điều trị co thắt thực quản hiệu quả
Nếu co thắt thực quản không xảy ra thường xuyên có thể không cần điều trị. Tình trạng đau ngực có thể đi kèm với co thắt thực quản nhưng thường có xu hương biến mất sau vài phút. Cần chú ý đến nguyên nhân gây ra co thắt thực quản để có thể phòng tránh. Điều trị co thắt thực quản chủ yếu là làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, bao gồm:
- Điều trị dứt điểm những nguy cơ gây ra co thắt thực quản như ợ nóng, trào ngược dạ dày.
- Điều trị các rối loạn tâm lý cơ bản, chẳng hạn như lo âu hay trầm cảm, cũng có thể giúp làm giảm co thắt thực quản.
- Bác sĩ có thể tiêm botox (botulinum toxin) vào cơ vòng làm căng thực quản.
- Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật bằng cách cắt một số các cơ gây co thắt thực quản, làm cho cơn co thắt thực quản yếu hơn.
Tùy vào thể trạng bệnh nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của co thắt thực quản
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Tránh những chất kích thích.
- Chọn thực phẩm ấm hoặc làm mát bằng nước, không dùng khi quá nóng hoặc quá lạnh.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Co thắt thực quản có thể phổ biến hơn hoặc nghiêm trọng hơn khi bị stress.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.