Mục lục
Cúm gà (H5N1) là gì?
Tìm hiểu chung
Cúm gà (H5N1) là gì?
H5N1 là một loại virus cúm gia cầm độc lực cao đã gây ra các bệnh hô hấp, truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm; đồng thời gây thiệt hại kinh tế trong chăn nuôi gia cầm tại nhiều nơi thuộc châu Á và các nơi khác trên thế giới.
Bệnh Cúm gà (H5N1) là một loại bệnh truyền nhiễm ở người do virus cúm gia cầm gây ra. Hai loại cúm gia cầm khiến con người lo ngại nhất là virus cúm gia cầm H5N1 và H7N9. Mặc khác, bệnh cúm H5N1 là bệnh có nguy cơ tử vong cao cho hầu hết các loài gia cầm, chim, người và động vật bị lây nhiễm.
Bệnh cúm H5N1 từng là đại dịch của toàn thế giới gây thiệt hại cho người, kinh tế quốc gia và luôn là mối nguy hại cho con người.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của cúm gà (H5N1)
-
Sốt cao;
-
Đau đầu;
-
Ho;
-
Khó thở;
-
Một số trường hợp người bệnh bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy;
-
Một số trường hợp chỉ có triệu chứng viêm kết mạc.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
-
Sốt, ho và đau nhức toàn thân;
-
Tiếp xúc với nguồn dịch bệnh khi đi du lịch, làm việc;
-
Tiếp xúc với trang trại, chợ ngoài trời có gia cầm mắc bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến bệnh cúm gà (H5N1)
Bệnh cúm H5N1 do một loại virus cúm gia cầm độc lực cao là virus H5N1 gây nên. Loại virus này được tìm thấy ở những loài chim hoang dã, song chúng không dễ mắc bệnh mà lại có thể truyền virus này tới các loài gia cầm được nuôi lấy thịt như gà, vịt,… và làm vật nuôi bị nhiễm bệnh.
Nguyên nhân phổ biến gây bệnh cúm ở người là do sau khi loài chim hoang dã lây truyền virus sang cho gia cầm, virus này có thể lây lan rất nhanh và ảnh hưởng đến cả đàn. Nếu số giá cầm mắc bệnh không được phát hiện và thiêu hủy kịp thời ,thì người sống tại vùng bị dịch H5N1 hoặc ăn phải thịt gia cầm nhiễm bệnh sẽ bị mắc bệnh.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc cúm gà (H5N1)?
Bệnh cúm gà (H5N1) xảy ra với nhiều đối tượng, cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc bệnh.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc cúm gà (H5N1), bao gồm:
- Những người do phơi nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp với gia cầm sống và chết.
- Tiếp xúc thường xuyên với gia cầm.
- Sử dụng nguồn thức ăn từ gia cầm như gà, vịt, chim,… không có nguồn gốc rõ ràng, nguy cơ chứa mầm bệnh.
- Giết mổ gia cầm, xác xúc vật bị nhiễm bệnh.
Ngoài ra, bệnh H5N1 có tính lây truyền cao nên rất dễ trở thành ổ dịch.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán cúm gà (H5N1)
Chẩn đoán bệnh cúm gà (H5N1) dựa vào các tiền sử dịch tễ, biểu hiện lâm sàng như:
- Điều tra dịch tễ xem bệnh nhân có tiếp xúc với mầm bệnh cúm gia cầm hay từng lưu trú, tiếp xúc với vùng có dịch bệnh trong vòng 7 ngày trước kể từ thời điểm có triệu chứng.
- Kiểm tra các biểu hiện lâm sàng như sốt 38oC, cơ thể có biểu hiện rét run; ho khan, đau ngực; khó thở, thở nhanh, tím tái; nghe phổi thất có ran nổ, ran ẩm, nhịp tim nhanh có khi sốc. Một số triệu chứng khác như: đau đầu, đau cơ, tiêu chảy, rối loạn ý thức, suy đa tạng.
Thực hiện các xét nghiệm như:
- Chụp X-quang phổi để tìm kết quả tổn thương một bên hoặc hai bên.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra số lượng bạch cầu bình thường hay giảm.
Ngoài ra, bác sĩ cho xét nghiệm xác định đối với các ca bệnh xác nhận nhiễm bệnh như:
- Xét nghiệm dương tính với cúm A (H5N1).
- Chẩn đoán phân biệt giữa cúm A với các bệnh viêm phổi do vi khuẩn hay do các virus khác.
- Xét nghiệm bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh.
Phương pháp điều trị cúm gà (H5N1) hiệu quả
Bác sĩ sẽ điều trị cúm gia cầm dựa trên các triệu chứng mà virus ảnh hưởng đến cơ thể.
Mặc khác, nếu bạn mắc cúm gia cầm, bắt buộc bạn phải nhập viện và cách ly để điều trị nhằm tránh trường hợp lây nhiễm cho người khác.
Bác sĩ có thể kê thuốc kháng virus trong một số trường hợp.
Bệnh nhân có biểu hiện khó thở cần sử dụng máy thở; một số khác sử dụng máy lọc máu.
Bệnh cúm A (H5N1) khá nguy hiểm, vậy nên nếu không điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của cúm gà (H5N1)
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Người bệnh không nên tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm bệnh.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Bệnh cúm H5N1 có thể phòng ngừa bằng:
- Tiêm vắc-xin cúm gia cầm để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.
- Tìm hiểu trước những nơi sẽ đi du lịch, tránh và hạn chế đến những nơi đang có nguồn dịch.
- Tránh tiếp xúc với các loài gia cầm được nuôi nhốt; không nên đến các khu vực nông thôn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chợ trời.
- Vệ sinh tay sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng; nên sử dụng chất cồn rửa tay khử trùng có chứa ít nhất 60% cồn khi đi du lịch.
- Sử dụng nguồn thực phẩm từ gia cầm có nguồn gốc rõ ràng.
- Thực hiện ăn chín uống sôi, đặc biệt là nguồn thực phẩm từ gà.
- Tránh tiếp xúc các loại trứng sống.
- Trang bị dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang, chất diệt trùng khi xử lý và giết mổ gia cầm.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.