Mục lục
Đái máu là gì?
Tìm hiểu chung
Đái máu là gì?
Đái máu là tình trạng trong nước tiểu có lẫn máu. Một số vấn đề có thể gây nên tình trạng này như tập thể dục quá độ hoặc uống các loại thuốc như aspirin đều không gây nguy hiểm. Nhưng đa số các trường bị đái máu đều là có liên quan đến các căn bệnh nguy hiểm ở mức độ nghiêm trọng.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của đái máu
Đái máu có hai dạng chính là nhìn thấy trong nước tiểu có máu (đái máu đại thể) và chỉ nhìn thấy máu trong nước tiểu khi xét nghiệm dưới kính hiển vi (đái máu vi thể). Thường thì đại máu đại thể sẽ giúp bệnh nhân nhận biết sớm hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng chung của đái máu bao gồm:
- Máu trong nước tiểu có màu hồng, màu đỏ hoặc nâu sẫm;
- Nếu trong nước tiểu có cục máu đông có thể gây đau.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi sử dụng một số loại thuốc có khả năng nhuận tràng và một số loại thực phẩm như củ cải đỏ, đại hoàng,… có thể làm cho nước tiểu có màu hồng. Điều này không nguy hiểm và nó có khả năng tự hết sau vài ngày nhưng rất khó để nhận biết đó là nước tiểu thông thường hay là bệnh. Với một số trường hợp khác chỉ nhìn thấy máu trong nước tiểu khi được kiểm tra dưới kính hiển vi. Vì vậy, để xác định đúng tính chất của nước tiểu, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra ngay khi phát hiện vì đái máu thật sự rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng con người.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến đái máu
Trong hệ tiết niệu gồm có bàng quang, hai quả thận, hai niệu quản và niệu đạo. Các bộ phận này nằm trong chuỗi quy trình sản xuất ra nước tiểu. Trong đó, thận là nơi lọc nước thừa ra khỏi máu và chuyển lượng nước thừa này thành nước tiểu. Nước tiểu đi qua hai đường ống niệu quản (được nối với hai quả thận) để đến bàng quang. Nước tiểu được trữ trong bàng quang đến khi đủ sẽ thoát ra ngoài bằng niệu đạo.
Hiện tượng đái máu có liên quan mật thiết tới quả thận cùng nhiều vấn đề của hệ tiết niệu, bao gồm:
- Nhiễm trùng đường tiểu: Vi khuẩn từ bên ngoài sẽ xâm nhập vào cơ thể bằng đường niệu đạo và đi lên bằng quang. Ở đây, lượng vi khuẩn sẽ nhân rộng lên. Bệnh thường xuất hiện sau khi quan hệ tình dục, khiến người bệnh có thể bị đau rát khi đi tiểu và mùi nước tiểu rất nặng.
- Nhiễm trùng thận: Thường do vi khuẩn trong máu sẽ đi vào thận hoặc từ ống niệu quản đi lên. Ngoài dấu hiệu nước tiểu có máu, bệnh còn có thể gây sốt và đau sườn.
- Sỏi thận, soi bàng quang: Các khoáng chất trong nước tiểu lâu ngày có tổng hợp lại và kết tủa tạo thành các tinh thể (sỏi) trong thận và bàng quang. Sỏi có thể không được nhận biết nếu như chỉ là những tinh thể nhỏ. Khi phát hiện là lúc sỏi gây đâu hoặc gây tiểu ra máu. Cả sỏi thận và sỏi bàng quang đều có thể gây đái máu ở dạng đại thể và vi thể.
- Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt nằm phần trên niệu đạo. Khi phì đại tuyến tiền liệt sẽ làm ép niệu đạo, chặn một phần nước tiểu chảy ra ngoài. Dấu hiệu bao gồm tiểu rắt và đi tiểu liên tục, đái máu ở cả dạng vi thể và đại thể.
- Viêm cầu thận: Đây là bệnh diễn ra đơn độc hoặc là một phần hệ quả của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bị nhiễm virus, viêm mạch máu, có ván đề miễn dịch với bệnh lý thận như IgA. Đái máu thường là triệu chứng phổ biến của viêm cầu thận.
- Ung thư: Các ung thư liên quan đến hệ tiết niệu có khả năng gây đái máu. Nguy hiểm ở chỗ khi ung thư mới hình thành lại không có biểu hiện gì đặc biệt. Đến lúc các dấu hiệu rõ ràng như đái máu xuất hiện thì bệnh đã chuyển nặng.
- Rối loạn di truyền: Thiếu máu hay thiếu hồng cầu mãn tính có thể gây đái máu.
Ngoài các bệnh trên, đái máu còn có thể do dùng thuốc và tập thể dục cường độ cao làm ảnh hưởng đến các bộ phận ở đường tiết niệu. Nếu đái máu nằm trong các trường hợp này thì không gây nguy hiểm cho người bệnh.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị đái máu?
Bất cứ ai đều có thể xảy ra tình trạng đái máu vì đây là hiện tượng biểu hiện của nhiều căn bệnh khác nhau. Trong đó, yếu tố làm tăng nguy cơ bị đái máu bao gồm:
- Độ tuổi: Đàn ông tuổi ngoài 50 dễ bị phì tuyến tiền liệt dẫn đến đái máu.
- Giới tính: Phụ nữ thường dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu gây đái máu. Trong khi nam giới lại thường mắc bệnh sỏi thận và bệnh Alport (một dạng của viêm thận di truyền).
- Người bị viêm thận do nhiễm virus và vi khuẩn, thường thấy nhất ở trẻ em.
- Lịch sử gia đình: Trong gia đình có người từng bị thận và sỏi thận.
- Thuốc: Dùng thuốc có aspirin và kháng sinh penicillin.
- Người tập thể dục với cường độ cao.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đái máu
Đái máu cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh nên việc xét nghiệm chủ yếu để điều tra nguyên nhân:
- Xét nghiệm nước tiểu: Có thể xác định nước tiểu có chứa hồng cầu hay không và kiểm tra có vi khuẩn gây viêm niệu đạo hoặc khoáng chất gây sỏi thận.
- Dùng các phương pháp kiểm tra hình ảnh như CT, MRI, X-quang, siêu âm để xem xét các bộ phận ở hệ tiết niệu. Thông qua hình ảnh có thể thấy các tổn thương hoặc vị trí chảy máu.
- Soi bằng quang: Dùng ống nhỏ đi vào bàng quang để kiểm tra bàng quang và vùng niệu đạo.
Đồng thời, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh lý và thói quen sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây đái máu, điều cần thiết là bạn phải theo dõi thường xuyên trong một khoảng thời gian.
Phương pháp điều trị đái máu hiệu quả
Đái máu không có thuốc điều trị cụ thể vì nó thường là biểu hiện của một số căn bệnh khác. Quan trọng là cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để chữa trị theo nguyên nhân đó. Một số gợi ý trong việc điều trị:
- Nhiễm trùng đường tiểu: Dùng thuốc kháng sinh.
- Sỏi thận, sỏi bàng quang: Nếu sỏi có kích thước nhỏ, uống nước nhiều có thể giúp đẩy sỏi ra ngoài hoặc dùng thuốc để làm tan sỏi. Nếu sỏi có kích thuốc lớn thì có thể phải dùng đến phẫu thuật nội soi để gắp sỏi ra.
- Phì đại tuyến tiền liệt: Dùng thuốc có thể áp dụng trong thời gian đầu. để giảm thiểu các triệu chứng và phục hổi chức năng của tuyến. Tuy nhiên, nếu thuốc không thể mang lại hiệu quả thì sẽ dùng đến nhiệt, tia laser, hoặc sóng âm để tiêu diệt tế bào tuyến tiền liệt.
- Ung thư: Nếu đái máu là do ung thư thận hoặc ung thư bàng quang thì phải dùng đến phẫu thuật cắt bỏ; có thể kết hợp với hóa trị và dùng thuốc.
- Rối loạn di truyền: Nếu đái máu do di truyền lành tính thì không cần điều trị. Nếu do bệnh Alport thì cần phải chạy thận. Nếu do thiếu máu mạn tính thì phải truyền máu hoặc ghép tủy xương.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đái máu
Đái máu thường không có phương pháp ngăn chặn cụ thể. Bạn chỉ có thể hạn chế yếu tố nguy cơ để giảm bớt tình trạng của bệnh.
Phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Trong việc phòng bệnh, chúng ta cần xem xét những bệnh gây đái máu và tìm cách giảm thiểu các yếu tố gây ra các bệnh đó. Bạn có thể:
- Không hút thuốc lá, không tiếp xúc với hóa chất và uống nhiều nước để hạn chế nguy cơ ung thư bàng quang, ung thư thận.
- Hạn chế ăn muối, thực phẩm có chứa nhiều oxalate và protein để ngăn sỏi thận.
- Uống nhiều nước, vệ sinh niệu đạo sạch sẽ bằng nước sạch, các loại dụng dịch sát khuẩn và dùng giấy khô để lau theo hướng từ trước ra sau để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.