Mục lục
Đau đầu mạn tính là gì?
Đau đầu mạn tính là căn bệnh đau đầu diễn ra dài với tần suất xảy ra liên tục trong đời sống hằng ngày. Dấu hiệu đau đầu mạn tính thường kéo dài từ nửa tháng đến 1 tháng. Nguyên nhân nguyên phát gây bệnh hiện vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể tác động đến cơ thể gây đau đầu như: lạm dụng thuốc giảm đau, mắc các bệnh lý liên quan đến mạch máu, có tiền sử bị va chạm phần đầu,… Nếu người bệnh điều trị tích cực và ổn định thì các triệu chứng đau đầu sẽ có phần thuyên giảm ít đi, không còn quá nhiều đau đớn với bệnh nhân.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau đầu mạn tính
Dấu hiệu đau đầu mạn tính thường kéo dài từ nửa tháng đến 1 tháng. Tùy theo thời gian mắc: hơn bốn giờ hoặc ít hơn bốn giờ, đau đầu mạn tính được phân loại ra thành:
- Đau nhức nửa đầu kinh niên: Nhức đầu – đau nửa đầu kiểu căng thẳng hoặc cả 2 yếu tố trên trong 15 ngày hoặc hơn đến 3 tháng;
- Đau nhức đầu – căng thẳng mãn tính: Đau đớn mà thấy bị thắt chặt, không theo nhịp đập, có thể cảm thấy đau cả hộp sọ;
- Đau nhức đầu mới liên tục hàng ngày: Cơn đau thành thông lệ trong vài ngày sau khi đau lần đầu;
- Đau nhức nửa đầu liên tục: Đau nửa đầu không đổi bên và diễn ra mỗi ngày, có lúc đau vừa có lúc đau nặng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Khi có hai hoặc nhiều cơn đau nhức trong tuần, gần như phải dùng thuốc giảm đau để bớt triệu chứng.
- Cần liều thuốc giảm đau cao hơn để bớt cơn đau.
- Nhức đầu càng thêm nghiêm trọng.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến đau đầu mạn tính
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động đến đau đầu mạn tính, nhưng về cơ bản có những nguyên nhân chính sau đây
- Lạm dụng thuốc giảm đau nhanh.
- Dùng quá nhiều caffeine làm giảm ngưỡng chịu đau của cơ thể và não bộ trở nên nhạy cảm với các tác nhân gây đau đầu.
- Căng thẳng tâm lý do áp lực.
- Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm màng não.
- Chấn thương hoặc các kích thích gây đau ở tuỷ sống trên.
- Các bệnh liên quan như viêm hoặc các vấn đề với mạch máu trong và xung quanh não như đột quỵ, do các khối u não.
- Bệnh nhân mắc bệnh rối loạn vận mạch (hay hội chứng đau nửa đầu Migraine) thường sẽ có tình trạng đau đầu mạn tính nhiều hơn cả.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị đau đầu mạn tính?
Đây là căn bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, số lượng phụ nữ mắc phải đau đầu mạn tính nhiều hơn đàn ông. Bạn có thể làm giảm khả năng mắc bệnh bằng việc hạn chế các yếu tố nguy cơ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau đầu mạn tính, bao gồm:
- Người bị trầm cảm.
- Thường lo âu, căng thẳng.
- Người bị rối loạn giấc ngủ thường xuyên.
- Lạm dụng thuốc giảm đau.
- Béo phì.
- Dùng nhiều caffeine.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau đầu mạn tính
Các bác sĩ có thể chẩn đoán đau đầu mạn tính bằng cách:
- Bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu của bệnh nhân, nhiễm trùng hoặc các vấn đề thần kinh.
- Hỏi về tiền sử va chạm hoặc các bệnh lý đã từng gặp trong quá khứ.
- Nếu vẫn không chắc chắn về nguyên nhân, hay liệu triệu chứng có liên quan đến các bệnh khác hay không thì có thể cần xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để xác định.
Các nghiên cứu hình ảnh như X-quang, CT scan hoặc MRI cũng được khuyến cáo để nhìn bao quát hộp sọ, não bộ; hỗ trợ việc chẩn đoán.
Phương pháp điều trị đau đầu mạn tính hiệu quả
Điều trị đau đầu mạn tính tập trung vào việc ngăn chặn cơn đau trước khi bắt đầu. Khi bệnh nhân đã sẵn sàng điều trị dự phòng, bác sĩ có thể khuyến cáo dùng các loại thuốc sau tùy theo tình trạng bệnh:
- Thuốc chống trầm cảm như nortriptyline có thể điều trị đau nhức đầu kinh niên, hoặc trị trầm cảm, lo âu và rối loạn giấc ngủ dẫn đến đau đầu mạn tính.
- Thuốc điều trị huyết áp cao, ngăn ngừa đau nửa đầu.
- Thuốc chống động kinh.
- Thuốc chống viêm không steroid có thể được dùng định kỳ khi đau đầu trầm trọng.
Nhưng với một số cơn đau đầu mạn tính cũng có thể không cải thiện với thuốc.
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau đầu mạn tính
Sử dụng liệu pháp giảm đau:
- Châm cứu: Dùng kim ấn vào một số điểm nguyệt trên cơ thể, giúp giảm tần suất và cường độ các cơn đau đầu kinh niên.
- Mát-xa: Phương pháp này có thể làm giảm căng thẳng, giảm đau và thư giãn, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.
- Kích thích điện tại dây thần kinh chẩm: Một điện cực nhỏ được cấy ghép ở gần các dây thần kinh chẩm ở dưới cổ. Các điện cực sẽ liên tục gửi xung năng lượng đến dây thần kinh để giảm đau.
Ngoài ra:
- Tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thực phẩm chức năng hoặc viên uống chứa thành phần có lợi cho não bộ.
- Kiểm tra sức khỏe định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo.
Chế độ dinh dưỡng:
- Ăn đủ các thực phẩm giàu carbohydrate, nếu ăn quá ít sẽ làm giảm dự trữ glycogen dẫn đến giảm năng lượng lên não gây đau đầu.
- Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, caffeine, tránh rượu bia thuốc lá,…
- Uống đủ nước mỗi ngày giúp thải độc.
- Bổ sung các loại nước ép chanh, bưởi, dưa hấu… giàu vitamin C và magie cho người đau đầu kinh niên.
- Tăng cường các hoạt động tốt cho não bộ như: đi bộ, đánh cờ, bơi,…
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
- Tránh gây nhức đầu.
- Tránh lạm dụng thuốc giảm đau.
- Ngủ đủ và đúng giấc.
- Ăn đầy đủ bữa, đảm bảo dinh dưỡng, tránh thức ăn chứa caffeine.
- Thường xuyên vận động.
- Thư giãn và giảm bớt áp lực.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.