Mục lục
Đau lưng là gì?
Tìm hiểu chung
Đau lưng là gì?
Đau lưng là bệnh thường gặp khiến bạn phải chịu đựng các cơn đau nhức mệt mỏi, khó chịu. Tuy nhiên, nhiều người có suy nghĩ bệnh đau lưng đến rồi sẽ lại tự đi, không quan trọng. Đau lưng không chỉ là cơn đau thông thường mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh nguy hiểm khác. Đau lưng hiện nay dường như là căn bệnh phổ biến nhất đối với những bạn ngồi nhiều. Nếu trước đây đau lưng chỉ xảy ra ở nam giới thì trong nhịp sống ngày nay khiến nữ giới cũng không tránh khỏi căn bệnh này.
Theo thống kê hiện nay, 34% người trong độ tuổi từ 16 – 24 mắc chứng đau lưng, trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh này ở người trên 65 tuổi là 38%. Tùy theo từng mức độ đau mà báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm khác nhau trong cơ thể.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau lưng
Đau vùng thắt lưng thường xuất hiện sau khi xách những vật nặng như bê vác vật nặng, xách nước, đi xe bị xóc. Bên cạnh đó, các dấu hiệu sau đây sẽ dễ dàng nhận biết nhất:
- Đau âm ỉ, đau nhức lúc vận động hay khi nghỉ;
- Cơn đau có thể diễn ra thành từng đợt và diễn ra ngày hay đêm;
- Cơn đau bắt đầu đột ngột sau một vận động quá mức, tăng dần sau lao động hoặc thay đổi thời tiết, sau một tình trạng nhiễm khuẩn;
- Hoạt động khó khăn khi cúi, ngửa, xoay lưng, cong gập cột sống…
- Có sự thay đổi hình thái cột sống như mất đường cong sinh lý, gù, vẹo sang một bên;
- Cảm thấy yếu chân, đi lại, đứng lâu chóng mỏi; xuất hiện khi có tổn thương các rễ và dây thần kinh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ngay sau khi có những triệu chứng trên, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để gặp những bác sĩ chuyên khoa khám và chuẩn đoán. Nhiều người thường có xu hướng xem nhẹ những cơn đau lưng cho đến khi cơn đau xuất hiện với tuần suất ngày càng nhiều, ngày càng đau thì bệnh đã trở nên rất nặng, khó điều trị dứt điểm.
Để có thể sớm chấm dứt căn bệnh thì ngay từ những triệu chứng đầu tiên như: thường xuyên đau âm ỉ vùng lưng, đau mỏi, đau từng cơn, cúi gập khó khăn, xoay người khó, hoặc có hiện tượng đau lưng kết hợp với đau vùng bụng, sốt… thì bạn hãy đến bác sĩ để kịp thời chữa trị.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến đau lưng
Cơ chế gây đau chủ yếu do sự kích thích các nhánh thần kinh cảm giác có nhiều ở mặt sau thân đốt sống và đĩa đệm (mặt trước của tủy và đuôi ngựa), trên dây chằng dọc sau của đốt sống (viêm, u, chấn thương) và của đĩa đệm (viêm, thoát vị ..) khi chèn ép vào vùng này đều gây đau.
Từ trong ống tủy các rễ thần kinh đi ra ngoài qua các lỗ liên hợp của đốt sống. Khi những tổn thương chèn ép hoặc khi kích thích của những rễ này trên đường đi cũng gây ra những cơn đau và làm rối loạn vận động.
Khi bị đau vùng thắt lưng thường có những biểu hiện ở nội tạng vùng lân cận do có mối liên hệ giữa những nhánh thần kinh cảm giác của nội tạng và những nhánh ở những vùng xung quanh của đốt sống lưng.
Bệnh đau lưng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đau lưng để có những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất.
- Do căng cơ, dây chằng;
- Tư thế không phù hợp hoặc nâng hạ các vật nặng;
- Do cấu trúc xương không đều;
- Bị lãng xương;
- Đau thần kinh tọa;
- Phông hoặc vỡ các đĩa đệm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh đau lưng. Bên cạnh những nguyên nhân dễ thấy thì bệnh lý cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đau lưng:
- Bệnh lý dạ dày: Bệnh dạ dày có thể gây nên những cơn đau lưng âm ỉ. Cơn đau này thường xuất hiện vào buổi tối, ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ, khiến ngủ không ngon, không say giấc.
- Bệnh lý vảy nến: Căn bệnh này không chỉ gây mất thẩm mĩ mà nó còn khiến các khớp đau, sưng, viêm, gây đau lưng…hoạt động không còn linh hoạt, cúi gập khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
- Căng thẳng stress cũng gây đau lưng: Tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân gây đau lưng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Nữ giới có thể gặp đau lưng khi bị đau bụng kinh, u nang buồng trứng, đau sau khi đặt vòng, thực hiện thủ thuật mổ cắt tử cung, lấy lai; nam giới liên quan tới bệnh của tuyến tiền liệt.
- Ở một số trường hợp rất hiếm, đau lưng có thể do nhiễm trùng, ung thư cột sống.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị đau lưng?
Nếu trước đây, đau lưng chỉ xảy ra ở nam giới hoặc người cao tuổi thì hiện nay, căn bệnh này phổ biến với mọi lứa tuổi và xuất hiện ở cả nữ giới. Một số yếu tố cộng hưởng khiến đau lưng dễ dàng xuất hiện là:
- Người thường xuyên ngồi làm việc như làm như những người làm trong văn phòng có tỉ lệ mắc bệnh đau lưng cao nhất. Việc dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình ti-vi hoặc máy tính khiến cơ bắp của chúng ta yếu đi và lâu dần sẽ dẫn tới đau lưng.
- Lối sống ít vận động, không rèn luyện cơ thể, tập thể dục thể thao, cũng góp phần tạo điều kiện cho chứng bệnh này phát triển mạnh.
- Tuổi tác: Người già cũng là đối tượng phổ biến mắc bệnh đau lưng. Khi về già, sức khỏe suy yếu đi rất nhiều. Nếu không thường xuyên vận động, rèn luyện sức khỏe.
- Khi vận động mang vác nặng cũng dễ dàng dẫn đến bệnh đau lưng.
- Hút thuốc lá.
- Bệnh béo phì.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau lưng
Chẩn đoán đau lưng hầu như không cần bổ trợ thêm các xét nghiệm, bác sĩ thường chỉ kiểm tra khả năng ngồi, đi, đứng, nâng hai chân hoặc dùng búa cao su để kiểm tra phản xạ của xương. Khám các bộ phận liên quan như khám các đoạn cột sống khác: lưng, cổ, cùng cụt và khớp cùng chậu; khám các bộ phận trong ổ bụng, chú ý bộ máy tiêu hóa, thận, sinh dục nữ là những bộ phận có đau lan ra vùng thắt lưng, khám động mạch chủ bụng (sờ và nghe).
Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể kết hợp một số xét nghiệm như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT scan), chụp MRI để kiểm tra hình dạng xương và các bộ phận liên quan như dây chằng, sụn, mô, dây thần kinh và mạch máu.
Đồng thời, tùy theo các nguyên nhân mà bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết khác: Xét nghiệm về viêm, tế bào và vi khuẩn, xét nghiệm bệnh toàn thân, xét nghiệm về dạ dày, gan, sinh dục, nội tiết…
Phương pháp điều trị đau lưng hiệu quả
Đối với những bệnh nhân đau lưng nhẹ có thể áp dụng những phương pháp điều trị sau:
- Nghỉ ngơi và bất động khi đau nhiều.
- Dùng các thuốc giảm đau.
- Dùng các thuốc giãn cơ khi có co cơ.
- Kết hợp điều trị vật lý, châm cứu, bấm huyệt, chườm nóng, xoa bóp.
- Sử dụng một số biện pháp đặc biệt khi cần: Tiêm ngoài màng cứng, tiêm vào đĩa đệm, kéo giãn cột sống.
- Điều trị nguyên nhân (kháng sinh, chống ung thư …).
Nếu nặng hơn, các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp hơn:
- Kéo giãn cột sống bằng dụng cụ: chỉ định cho lồi hoặc thoát vị đĩa đệm.
- Tiêm ngoài màng cứng với Novocain, Hydrocortison và Vitamin B12 với đau thắt lưng hông.
- Tiêm thuốc làm tiêu đĩa đệm (dùng Chymopapain), tiêm Steroid vào đĩa đệm để điều trị hư đĩa đệm nặng.
- Phẫu thuật trong một số trường hợp.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau lưng
Để phòng chống bệnh đau lưng, chúng ta nên có một lối sau khoa học:
- Thường xuyên luyện tập thể dục để duy trì sự dẻo dai cho các khớp xương.
- Không hút thuốc lá.
- Giữ cân nặng ở mức tối ưu để tránh áp lực ở các khớp xương.
- Xác định phom dáng chuẩn khi đứng, ngồi nằm và vận động.
- Hạn chế mang vác nặng.
- Khi bạn đã bị bệnh đau lưng, bạn cần thiết phải nghỉ ngơi đầy đủ. Hầu hết các chứng đau lưng được giảm xuống sau một vài ngày nghỉ ngơi. Một số ít trường hợp cần nằm lâu hơn, tuy nhiên nên ngồi lên tập luyện nhẹ nhàng càng sớm càng tốt các cơ bụng và cơ thắt lưng để sớm phục hồi.
- Nếu vẫn không thuyên giảm, hãy dà
- nh thời gian đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời. Trong thời gian dưỡng bệnh, cần hạn chế làm những việc nặng nhọc như khuâng vác, bê đồ nặng… Phải sử dụng thuốc một cách thận trọng dưới sự giám sát của bác sĩ.
- Lưu ý người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm của Tây Y nếu không muốn gặp phải những hệ lụy nguy hiểm. Và đặc biệt, người bệnh nên kết hợp chữa trị từ trong ra ngoài: giảm đau bên ngoài và tái tạo phục hồi xương bên trong.
Thực hiện những điều trên, người bệnh sẽ phần nào đẩy lùi căn bệnh đau lưng, có được một sức khỏe bình thường.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.