Mục lục
Giang mai là gì?
Tìm hiểu chung
Giang mai là gì?
Giang mai là bệnh truyền nhiễm do một loại xoắn khuẩn có tên Treponema pallidum gây nên. Ảnh hưởng của giang mai lên cơ thể người bệnh là rất lớn, nó có thể gây thương tổn ở nhiều cơ quan và tổ chức khác nhau trên cơ thể. Bệnh lây nhiễm qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của giang mai
Giang mai có 3 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu bệnh khác nhau, bao gồm:
Giai đoạn 1:
Sau từ 3 tuần đến 3 tháng kể từ khi bị nhiễm bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện những vết loét ở vùng hậu môn hoặc quanh miệng (có thể trong khoang miệng). các vết loét này không gây đau đớn và nếu không chữa trị, chúng vẫn có thể tự đóng vảy đẻ chưa lành vết loét.
Giai đoạn 2:
Tùy vào thể trạng mỗi người, bệnh chuyển biến sang giai đoạn hai sau 6 đến 8 tuần bị loét da. Trong giai đoạn này, xoắn khuẩn đã đi vào máu và gây tổn thương đa dạng hơn. Một số triệu chứng có thể tìm thấy là:
- Ăn uống không ngon miệng gây sụt cân;
- Các hạt bạch huyết bị sưng;
- Xuất hiện mụn cóc có chứa mủ ở háng;
- Lòng bàn tay, bàn chân nổi các đốm hồng, thường bị nhầm lẫn với các bệnh về da khác;
- Các đốm trắng xuất hiện trong khoang miệng;
- Đau nhức khớp.
Ở giai đoạn 2, mặc dù gây thương tổn nhiều bộ phận nhưng chưa làm ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức trong cơ thể nên nếu được phát hiện và điều trị vẫn có khả năng trị khỏi bệnh hoàn toàn.
Giai đoạn tiềm ẩn:
Giai đoạn này xuất hiện từ 2 – 6 sau khi trải có những tổn thương ở giai đoạn 2. Mặc dù không biểu hiện những triệu chứng nổi trội nào (nhiều người nhầm tưởng là đã khỏi) nhưng bệnh vẫn có khả năng lây cho người khác. Vì vậy, bạn cần thiết phải gặp bác sĩ để chữa trị, nếu không bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 3; tức giai đoạn cuối của giang mai.
Giai đoạn 3:
Đây là giai đoạn xảy ra các biến chứng trên cơ thể như các bộ phận mất khả năng phối hợp với nhau gây tàn phế, điếc, mất thị lực, sa sút trí tuệ gây nhầm lẫn, liệt dương và thậm chí dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp lúc.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi bạn thấy có bất kì dấu hiệu nào kể trên, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại các bệnh viện có uy tín để được kiểm tra. Mặc dù đối với nhiều người đây là bệnh thầm kín, tạo tâm trạng e dè khi phải đến gặp bác sĩ, nhưng nếu không điều trị hoặc điều trị sai cách, bạn sẽ có nguy cơ tử vong rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến giang mai
Giang mai do một loại xoắn khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn có hình lò xo với khoảng 6 – 14 vòng xoắn, đường kính không quá 0,5P, dài từ 6 – 15P.
Xoắn khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ tình dục giữa người khỏe mạnh và người mang mầm bệnh.
Xoắn có thể trực tiếp lây bệnh khi đi qua âm đạo, đường hậu môn, đường miệng, có thể truyền theo đường máu và từ mẹ sang con khi mang thai.
Ngoài ra, bệnh có thể lây gián tiếp khi tiếp xúc với các đồ vật mang xoắn khuẩn hoặc khi tiếp xúc với các vết thương hở trên da người bệnh.
Mặc dù khả năng tác động xấu lên cơ thể người bệnh rất mạnh nhưng loại xoắn khuẩn này cực kì nhạy cảm với môi trường bên ngoài, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí và nhiệt độ bất thường. Vì vậy chúng chỉ thường sống được vài giờ khi ở ngoài hoặc chết nhanh chóng sau khi tiếp xúc với các cất hóa học trong xà phòng và chất sát khuẩn.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị giang mai?
Ở Việt nam mỗi năm, bệnh giang mai chiếm khoảng 2 – 5% trên tổng số các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Đối tượng mắc bệnh thường rất rộng, nhất là những người thường xuyên quan hệ tình xục không dùng các biện pháp an toàn và người hoạt động mại dâm.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh giang mai
Bệnh phát triển nhiều ở những vùng đô thị, nơi dân cư đông đúc và thường tập trung các tệ nạn xã hội. Vì môi trường sống phát triển nhưng lại thiếu kiến thức về tình dục an toàn dẫn đến khả năng mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, một số vấn đề sau đây có thể làm tăng khả năng mắc bệnh, bao gồm:
- Quan hệ tình dục với người lạ.
- Không dùng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
- Người hoạt động mại dâm.
- Dùng chung kim tiêm với người mang mầm bệnh.
- Người khỏe mạnh tiếp xúc với vết thương hở của người mang mầm bệnh hoặc dùng các đồ vật có chứa mầm bệnh.
- Người mẹ mang mầm bệnh, khi mang thai có thể lây truyền sang con, thường sau tháng thứ 3 của thai kì.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán giang mai
Bác sĩ chẩn đoán bệnh giang mai bằng cách:
- Hỏi về tiền sử tiếp xúc của bệnh nhân để tìm hiểu các yếu tố có khả năng gây bệnh.
- Trích một phần da hoặc chọc hạch để lấy mẫu làm xét nghiệm dưới kính hiển vi. Nếu có xuất hiện xoắn khuẩn lò xo và di động thì có thể kết luận bệnh giang mai.
- Ngoài ra, xét nghiệm máu có thể được dùng để phát hiện nhanh xoắn khuẩn.
Phương pháp điều trị giang mai hiệu quả
Hiện nay, hầu hết trường hợp bệnh giang mai đều dùng đến penicilline để điều trị. Chúng có tác dụng ức chế men transpeptidaza trong quá trình xoắn khuẩn sinh sản. Điều quan trọng rằng bác sĩ cần phải đảm bảo bệnh nhân đáp ứng với liều penicilline thông thường.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh tuyệt đối không được quan hệ tình dục để tránh nguy cơ lây nhiễm cũng như làm bệnh nghiêm trọng hơn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giang mai
- Khi phát hiện bệnh hoặc những dấu hiệu của bệnh, bạn cần đến ngay bệnh viên để được kiểm tra.
- Tuân thủ theo mọi hướng dẫn của bác sĩ.
- Không được tự ý chữa trị.
- Không nên tự ý quan hệ tình dục trong quá trình điều trị, nhất là quan hệ với người lạ.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
- Tuyên truyền kiến thức về sức khỏe giới tính.
- Tiêu diệt các ổ bệnh, đặc biệt những nơi có khả năng lây nhiễm cao như ổ mại dâm, nhà nghỉ kém chất lượng, nơi tụ tập tiêm chích ma túy.
- Khuyến khích người bệnh đi khám.
- Dùng biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục, ví dụ như bao cao su.
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ để hạn chế khả năng mắc bệnh.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.