Mục lục
Khô mắt là gì?
Tìm hiểu chung
Khô mắt là gì?
Khô mắt là triệu chứng trên mặt nhãn cầu, là tình trạng tổn thương của lớp phim nước mắt do sự giảm tiết nước mắt hoặc tăng sự bốc hơi, gây viêm nhiễm bề mặt nhãn cầu và các triệu chứng khó chịu trong mắt.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của khô mắt
- Cảm thấy mắt cộm, rát, nóng, ngứa;
- Mắt khó nhắm mở, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy;
- Nhìn mờ tạm thời, có thể cải thiện hơn sau khi bạn chớp mắt, nặng hơn có thể giảm sút thị lực;
- Đôi khi tăng tiết nước mắt: xảy ra ở một số người do cơ thể bù trừ bằng cách kích thích làm tăng tiết nhiều nước mắt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khô mắt lâu ngày có thể dẫn đến viêm kết mạc và viêm giác mạc. Trong đó, viêm giác mạc là trường hợp biến chứng nghiêm trọng do bệnh khô mắt không được điều trị hoặc không đáp ứng tốt với thuốc. Khi bạn vừa bị viêm giác mạc kết hợp với khô mắt có thể làm hỏng bề mặt của giác mạc, làm cho giác mạc dễ nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Bạn cần gặp bác sĩ ngay khi có các triệu chứng ngứa mắt, cộm mắt, thị lực giảm sút. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến khô mắt
Xã hội ngày càng phát triển khiến cho môi trường trở nên ô nhiễm hơn. Gió bụi, thời tiết hanh khô, bức xạ tia cực tím, khói thuốc lá…; thói quen làm việc lâu trên máy tính, xem ti vi liên tục… đã khiến quá trình lão hóa mắt tiến triển ngày một nhanh hơn, tình trạng khô mắt tái đi tái lại nhiều lần.
- Do tuổi cao làm giảm lượng nước mắt được sinh ra.
- Do mắt bị tổn thương nên không thể chớp mắt thường xuyên
- Có tiền sử mắc các bệnh về mắt như viêm mống mắt – thể mi, viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm giác mạc.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị khô mắt?
Hiện nay, theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra khối nhân viên văn phòng bị bệnh khô mắt ngày càng nhiều. Bởi vì nhân viên văn phòng làm việc trong phòng sử dụng điều hòa và làm việc thường xuyên với máy tính.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán khô mắt
Các xét nghiệm được thực hiện như sau:
- Đo khối lượng của nước mắt: Bác sĩ có thể đo sản xuất nước mắt bằng cách sử dụng test Schirmer nước mắt. Trong thử nghiệm này, dải giấy thấm được đặt dưới mí mắt. Sau năm phút bác sĩ đo lượng của dải ngâm bằng nước mắt.
- Xác định chất lượng của nước mắt: Các xét nghiệm khác sử dụng thuốc nhuộm đặc biệt trong eyedrops để xác định tình trạng bề mặt mắt. Bác sĩ xem các mẫu trên giác mạc và các biện pháp phải mất bao lâu trước khi những giọt nước mắt bay hơi.
Phương pháp điều trị khô mắt hiệu quả
Điều trị khô mắt chủ yếu là cung cấp độ ẩm cho bề mặt mắt, chẳng hạn:
- Bổ sung nước mắt bằng các loại thuốc nhỏ mắt.
- Điều trị bằng nước mắt nhân tạo.
- Sử dụng các loại thuốc như thuốc khác sinh để giảm viêm mí mắt.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của khô mắt
Chế độ sinh hoạt:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể.
- Không nên làm việc với máy tính thường xuyên hay xem tivi liên tục.
- Tránh để không khí thổi vào mắt.
- Đeo khi khi bơi lội hoặc khi đi ra đường lúc trời nhiều gió.
- Thêm độ ẩm cho không khí trong phòng.
- Sau khi làm việc, đọc sách trong thời gian dài cần dành thời gian để mắt nghỉ ngơi.
- Ngưng sử dụng thuốc lá.
Chế độ dinh dưỡng:
Cung cấp đủ các loại vitamin A, C, E, selen và lutein cho cơ thể.
- Vitamin A: có trong gan gà, vịt, heo, cá, trứng gà, cá chép, sữa.
- Các loại chứa carotene gồm trái cây và củ có màu vàng hay đỏ: gấc, cà rốt, đu đủ, bí đỏ, cà chua.
- Vitamin E: gồm các loại dầu đậu nành, hướng dương, mè, đậu phộng, mầm các loại đậu (giá đậu xanh), măng tây, sữa, gan động vật và đặc biệt là mỡ cá.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.