Mục lục
Loãng xương ở nam là gì?
Tìm hiểu chung
Loãng xương ở nam giới là gì?
Một nghiên cứu cho thấy có 20% nam giới bị loãng xương. Loãng xương ở nam giới là hiện tượng xương trở nên yếu và dễ gãy đến mức khi bị ngã hoặc các cử động nhẹ như cúi xuống hoặc ho cũng có thể dẫn đến gãy xương. Tình trạng gãy xương do loãng xương thường gặp nhất ở hông, cổ tay hoặc cột sống.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của loãng xương ở nam giới
Gãy xương thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh loãng xương ở nam giới; có thể là gãy cổ, xương đùi, cột sống, cổ tay là hay gặp nhất.
Nếu là xương cột sống, khi bị loãng chúng có thể lún. Nhưng gãy lún này thường gây đau lưng nặng đột ngột và thậm chí dẫn đến giảm chiều cao. Lâu dần những gãy lún phức tạp có thể gây ra còng và gù lưng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có phối hợp những dấu hiệu hoặc triệu chứng sau:
- Gãy xương sống, cổ xương đùi, hoặc cổ tay.
- Đau lưng.
- Thấp dần kèm theo gù lưng.
Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở nam giới
Xương phát triển và lão hóa theo tuổi tác. Khi còn trẻ, khả năng tổng hợp dinh dưỡng và tự tạo xương của cơ thể cao nên xương thường rất chắc khỏe. Tuy nhiên, nam giới sau khoảng 30 tuổi, các vấn đề lão hóa bắt đầu xuất hiện, khả năng tạo xương không đáp ứng kịp với khá năng tự phá hủy của nó nên rơi vào tình trạng loãng xương.
Ngoài yếu tố tuổi tác, một số nguyên nhân bên ngoài tác động cũng khiến loãng xương đến nhanh hơn.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị loãng xương?
Loãng xương ở nam giới có thể diễn ra với bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là nhưng người lớn tuổi.
Một số yếu tố nguy cơ gây loãng xương nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn:
- Do di truyền: Gen chi phối chuyển hoá canxi và vitamin D. Cha mẹ hay anh chị em trong nhà bị bệnh loãng xương thì các thành viên cũng dễ mắc bệnh, nhất là những người đã có tiền sử gãy xương.
- Do tuổi tác: Cơ thể luôn tạo ra mô xương mới để thay thế cho mô xương cũ đã tiêu tan, khi có tuổi, sự tạo xương kém đi vì hấp thụ canxi và vitamin D giảm. Sau tuổi 35 tiến trình bồi đắp cho xương không kịp với tiến trình mất xương dẫn đến hiện tượng loãng xương ở nam giới.
- Vóc dáng người: Nam giới gầy hoặc có khung người nhỏ bé có nguy cơ loãng xương cao hơn vì họ thường có khối xương dự trữ ít hơn.
- Do suy giảm testosterone: Loãng xương ở nam giới có thể do giảm testosterone (suy tuyến sinh dục).
- Do giảm hormone Androgen và do các bệnh mãn tính.
Khoảng một nửa số trường hợp loãng xương nặng ở nam giới là do các yếu tố có thể kiểm soát được:
- Do sử dụng thuốc điều trị: Dùng corticosteroid kéo dài có thể làm tổn thương xương. Những thuốc điều trị hen, viêm khớp dạng thấp, bệnh vảy nến… dùng lâu dài cũng gây nên tình trạng loãng xương.
- Do thói quen hút thuốc lá: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bị gãy cột sống cao gấp đôi ở nam giới nghiện thuốc lá, so với nam không hút thuốc. Chất nicotin có hiệu ứng độc hại trực tiếp lên các tế bào xương.
- Do thói quen uống quá nhiều rượu: Nam giới khó cưỡng lại các cuộc nhậu. Trong khi đó rượu làm giảm tiến trình tạo xương và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán loãng xương ở nam giới
Để kiểm tra loãng xương, bác sĩ thường tiến hành phương pháp quét cơ thể bằng X – quang cường độ thấp để xác định tỷ trọng khoáng trong xương; hỗ trợ kiểm tra mật độ xương của cơ thể.
Hầu hết khi dùng phương pháp quét này chỉ kiểm tra một vài phần xương quan trong như xương cột sống, xương hông và xương cổ tay.
Phương pháp điều trị loãng xương ở nam giới hiệu quả
Điều trị loãng xương được xác định là cần một khoảng thời gian dài, có sự phối hợp của bệnh nhân và luôn được bác sĩ kiểm tra thường xuyên. Việc điều trị sẽ được tiến hành sau khi bác sĩ ước tính nguy cơ gãy xương trong 10 năm tiếp theo thông qua kết quả kiểm tra mật độ xương. Nếu nguy cơ không cao, điều trị loãng xương có thể bao gồm thuốc và ngăn chặn các yếu tố bên ngoài gây loãng xương, gãy xương. Điều trị loãng xương ở nam giới có thể được bác sĩ áp dụng như:
- Thuốc điều trị loãng xương được sự dùng nhiều, cho cả nam lẫn nữ để làm tăng mật độ xương.
- Bổ sung hormone: Loãng xương thường xuất hiện do vấn đề tuổi tác. Ở nam giới khi lớn tuổi bị mất nhiều testosterone nên việc bổ sung hormone này có khả năng làm chậm tiến trình lão hóa gây loãng xương.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh loãng xương ở nam giới
Để ngăn ngừa loãng xương, nam giới có thể thực hiện một số phương pháp gợi ý sau:
- Dùng đủ vitamin C và vitamin D. Cả hai đều rất cần thiết để xây dựng được khối xương lớn nhất khi còn trẻ và ngăn mất xương khi bạn già. Nếu cơ thể không nhận đủ calci, nó sẽ được lấy từ xương. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy bổ sung calci và vitamin D làm giảm nguy cơ gãy cổ xương đùi và cột sống. Bổ sung các thực phẩm giàu canxi.
- Luyện tập thể dục: Xương đáp ứng với hiệu lực của cơ khi làm việc. Luyện tập có thể ngăn mất xương thêm ở nam giới bị loãng xương.
- Không hút thuốc: Hút thuốc lá đẩy nhanh tốc độ mất xương.
- Tránh uống rượu quá nhiều: Uống hơn 2 cốc rượu mỗi ngày có thể làm giảm hình thành xương và giảm khả năng hấp thụ calci của cơ thể.
- Hạn chế caffein: Uống tới 3 cốc cà phê một ngày không gây hại cho xương. Đừng uống quá 3 cốc, đặc biệt nếu bạn có tiền sử gia đình hoặc các yếu tố nguy cơ loãng xương khác.
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh có thể làm suy yếu xương.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.