Mục lục
Mòn răng là gì?
Chủ nhật ngày 25/03/2018
Tìm hiểu chung
Mòn răng là gì?
Tình trạng mất men răng và mô răng được gọi là bệnh mòn răng. Bệnh này xuất hiện do có sự tiếp xúc với những dung dịch có tính axit làm mất cấu trục răng.
Có hai dạng mòn răng đó là:
- Mòn cổ răng: cấu trúc răng mất đi do những tác động cơ học từ bên ngoài vào.
- Mòn mặt cắn của răng: mặt cắn của răng thường xuyên tiếp xúc với nhau hoặc với thức ăn, các loại axit nên nhanh chóng mòn, để lộ lớp ngà răng bên trong.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của mòn răng
Hầu hết người bệnh không hề biết mình có mắc bệnh mòn răng hay không cho đến khi bệnh đã nặng và gây ra nhiều cảm giác ê, buốt, cảm thấy chức năng nhai nuốt giảm đi rõ rệt. Chỉ khi đến khám với các nha sĩ thì mới biết mình mòn răng hay không hay mòn răng ở mức độ nào.
Hậu quả của mòn răng
- Vì khá khó nhận biết nên khi cảm nhận được bệnh mòn răng thì răng của bệnh nhân đã ở tình trạng khá nặng. Đầu tiên, người bệnh sẽ có cảm giác ê buốt răng, nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các tác động từ bên ngoài vào, gặp nhiều khó khăn trong việc ăn, nhai, nuốt thức ăn và cả việc vệ sinh răng miệng.
- Răng mất đi lượng mô lớn nên yếu đi, dễ dàng bị tấn công và đổi màu răng rất nhanh.
- Bệnh mòn răng khiến hàm răng thưa dần ra, làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ của răng miệng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi khám răng định kỳ 6 tháng một lần để được kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng và kịp thời khắc phục khi có vấn đề xảy ra.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến mòn răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mòn răng, nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau đây:
- Người bệnh thường xuyên ăn hoặc uống đồ có vị chua, chứa nhiều axit, uống các loại thức uống có gas khiến cho nồng độ pH xuống thấp, nồng độ axit lại lên cao gây bào mòn răng.
- Người bệnh có tật nghiến răng.
- Chải răng không đúng cách: Nhiều người có thói quen chải răng theo chiều ngang vừa không làm sạch răng lại vừa bào mòn răng.
- Di truyền: trong gia đình có người bệnh mòn răng do rối loạn cấu trúc răng dẫn đến men răng và lượng canxi hóa thấp, răng mỏng và yếu hơn người bình thường.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị mòn răng?
Bất kỳ ai cũng có thể bị mòn răng, phổ biến nhất là những người có răng yếu, thường sử dụng các loại thực phẩm có tính axit cao và người có tật nghiến răng khi ngủ.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp điều trị mòn răng hiệu quả
Phương pháp điều trị bệnh mòn răng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Đầu tiên là trung hòa axit gây mòn răng và tăng sức đề kháng cho răng bằng nước súc miệng, uống sữa không đường hoặc nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn.
Dùng kem Flour bôi lên răng để giảm độ nhạy cảm của răng, tạo điều kiện cho răng phục hồi chức năng.
Nhiều trường hợp được chỉ định trám răng hoặc dùng răng bọc sứ để bảo vệ những chiếc răng đó.
Trường hợp nặng bệnh nhân có thể được nhổ bỏ răng và gắn răng giả để đảm bảo khả năng ăn, nhai thức ăn và vẻ đẹp thẩm mỹ răng miệng.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
- Dùng bàn chải mềm sợi nhỏ vệ sinh răng miệng 2 lần/ngày, không chải răng quá mạnh.
- Uống đủ nước trong ngày, đặc biệt giữa các bữa ăn.
- Hạn chế ăn uống những thứ có vị chua, cay vì chúng chứa nhiều axit.
- Dùng ống hút với những thức uống có vị chua, đặt ống hút vào sau răng trước, khoảng giữa lưỡi.
- Sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng.
- Nhai kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt trung hòa axit men răng.
- Uống thuốc theo toa của nha sĩ đúng liều, nghe theo những hướng dẫn, chỉ định và lời khuyên của nha sĩ.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.