Mục lục
Nhiễm sán máng là gì?
Tìm hiểu chung
Nhiễm sán máng là bệnh gì?
Nhiễm sán máng hay còn gọi là sốt ốc hiện nay hầu như chỉ còn phổ biến ở cận khu vực Sahara của châu Phi – nơi ước tính chiếm khoảng 90% ca bệnh. Nhiễm sán máng là bệnh nhiễm ký sinh trùng do một số loài sán thuộc Schistosomiasis gây ra. Loài này thường sống trong nước ngọt ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Tùy thuộc vào loài ký sinh trùng mà người bệnh nhiễm phải sẽ có những triệu chứng và vùng bị ảnh hưởng khác nhau. Mặc dù bệnh không gây tử vong nhưng đây là bệnh mạn tính và làm ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là ở trẻ em.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng khi nhiễm sán máng
Khi mới nhiễm trừng, bạn có thể không gặp bất kì triệu chứng nào nhưng sự thật là nó đã gây nên những tổn thương đến các cơ quan của cơ thể. Tùy thuộc vào loài ký sinh trùng gây bệnh, giai đoạn bệnh và vị trí cơ quan bị ảnh hưởng mà sẽ có những triệu chứng đặc trưng như:
- Đau bụng không rõ ràng hoặc đôi khi đau quặn;
- Đi tiểu thường xuyên, tiểu buốt, nước tiểu lẫn máu;
- Sốt. Có thể sốt thành từng đợt hoặc kéo dài vài tuần đến một tháng;
- Ho hoặc ho ra máu;
- Dị ứng (phù mạch thần kinh, nổi mề đay, hạch to và tăng bạch cầu eosin);
- Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, đôi khi táo bón và đại tiện, phân có máu;
- Tăng bạch cầu ái toan rất cao, đôi khi giai đoạn nặng có biểu hiện giảm các dòng tế bào máu rất nặng;
- Suy nhược, bụng lỏng;
- Gan lách lớn hoặc có triệu chứng xơ gan.
Bạn có thể gặp các triệu chứng này trong giai đoạn cấp hoặc mạn tính. Dù trong giai đoạn nào thì bạn vẫn nên điều trị dứt điểm để tránh bệnh gây nên các tổn thương vĩnh viễn trong cơ thể.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm Sán máng
Sán máng (Schistosomiasis) sống ở các vùng nước ngọt như ao, hồ, song, hồ chứa, rạch. Ấu trùng sán máng thường ký sinh trên vật chủ trung gian là ốc. Tại đây chúng phát triển thành trùng đuôi rồi rời khỏi ốc.
Bạn có thể bị nhiễm sán khi tiếp xúc với các nguồn nước ngọt bị ô nhiễm. Sán máng tận dụng cơ hội này rời khỏi ốc và chui vào da người.Sau khi chui qua da, trùng đuôi xâm nhập vào các mao mạch bạch huyết rồi theo tuần hoàn ruột cư trú ở hệ tĩnh mạch cửa; sau khoảng 60 ngày trùng đuôi sẽ trở thành sán trưởng thành và để trứng. Một số trứng được đào thải ra ngoài theo phân và nước tiểu; nhưng một số khác có thể ẩn nấp trong cơ thể người và gây nên tổn thương đến các cơ quan nơi chúng cư ngụ.
Số trứng được thải ra ngoài, nếu gặp môi trường thuận lợi như tiếp xúc với nước, trứng nở ra và phát triển thành ấu trùng, tiếp tục vòng đời của nó.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ nguy cơ nhiễm sán máng?
Nhiễm sán máng có thể xảy ra với bất cứ ai, bệnh đặc biệt nặng hơn ở một đứa trẻ. Ấu trùng sán máng chui qua da khi chúng ta tiếp xúc với nguồn nước ngọt bị ô nhiễm. Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm bệnh như:
- Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh.
- Sống gần nguồn nước bị ô nhiễm.
- Xử lý phân hoặc chất thải sinh hoạt không hợp lí.
- Có thói quen ăn uống không hợp vệ sinh. Ăn phải thức ăn có ấu trùng sán như cá sống, thịt chưa chế biến kĩ.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh nhiễm sán máng
Bệnh do sán máng được chẩn đoán và xác định bằng phương pháp xét nghiệm tìm trứng trong phân hoặc nước tiểu, có thể cần phải xét nghiệm nhiều lần. Ngoài ra còn có thể thực hiện bằng các phương pháp xét nghiệm khác như:
- Xét nghiệm kháng thể: Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.
- Sinh thiết mô: Kiểm tra sự hiện diện của sán máng hoặc tổn thương do nhiễm trùng gây ra.
- Làm công thức máu: Kiểm tra các dấu hiệu của bệnh thiếu máu.
- Đếm bạch cầu ái toan: Đây là chỉ dấu đặc trưng cho nhiễm ký sinh trùng.
- Xét nghiệm chức năng gan, thận.
Bạn cũng nên xét nghiệm khi các bạn du lịch đến các vùng có nguy cơ nhiễm sán máng hoặc có các triệu chứng trên.
Phương pháp điều trị nhiễm sán máng hiệu quả
Bệnh sán máng được điều trị đặc hiệu bằng thuốc Praziquantel (PZQ) đường uống, liều duy nhất và có thể dùng hằng năm. Thuốc có khả năng trị khỏi bệnh hoàn toàn miễn là bệnh chưa làm tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc không thể ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trong trường hợp sán máng gây nên các triệu chứng cấp tính, làm tổn thương não hay hệ thần kinh, bác sĩ có thể chỉ định dùng steroid.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm sán máng
- Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
- Liên hệ ngay với bác sĩ cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh nhiễm sán máng:
- Cần thực hiện ăn chín uống sôi. Nếu ăn sống, cần phải cọ rửa từng kẽ lá dưới vòi nước sạch để tẩy sạch ấu trùng sán.
- Đun sôi nước trước khi uống, nhất là nước lấy từ ao, hồ, suối.
- Tắm biển hoặc tắm tại hồ có khử trùng bằng clo sẽ không bị nhiễm sán máng.
- Dùng thuốc chống côn trùng hay lau khô người bằng khăn sau khi ra khỏi nước ô nhiễm chưa hẳn sẽ mang lại hiệu quả phòng tránh.
- Nên hạn chế tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm hoặc phải mang đồ bảo hộ toàn cơ thể khi tiếp xúc.
- Tẩy giun sán định kỳ 6 tháng 1 lần để giảm nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng.
- Sán máng không lây nhiễm từ người sang người.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.