Mục lục
Nhức đầu là gì?
Nhức đầu là chứng bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại, khiến người bệnh đau nhức nhối ở đầu do sự xáo động các cấu trúc nhạy cảm ở vùng đầu.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ nhiều loại bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau, tuy nhiên các bác sĩ thường dùng thuốc giảm đau để làm giảm nhanh cơn đau.
Dù bệnh không đe dọa tính mạng nhưng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần người mắc phải.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của nhức đầu
- Chóng mặt, nhìn đôi, hoặc mất thị lực;
- Đau nhói một hoặc cả hai bên đầu: Thường xuất hiện ở một bên đầu;
- Nôn hoặc buồn nôn;
- Thay đổi tâm trạng: Bệnh nhân cảm thấy chán nản hoặc đột nhiên xuống tinh thần không có lý do, một vài người khác lại cảm thấy hưng phấn lạ thường;
- Tê hoặc ngứa ran: Một số người bị chứng đau nửa đầu có cảm giác tê, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở một bên của cơ thể, triệu chứng tê hoặc ngứa ran di chuyển từ đầu ngón tay qua cánh tay và xuất hiện trên khuôn mặt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi bệnh nhân có những biểu hiện nêu trên kéo dài và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống thì nên đến khám bác sĩ để được điều trị.
Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến nhức đầu
Nhức đầu nguyên phát: Nguyên nhân thường liên quan tới sự giãn của các mạch máu trong sọ và các hóa chất trung gian được tiết ra từ các sợi thần kinh nằm quanh đó.
Nhức đầu thứ phát: Gồm các triệu chứng như viêm xoang, cao huyết áp. Bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, từ nặng như: u não, chấn thương sọ não, viêm màng não, xuất huyết dưới màng nhện; đến mức độ nhẹ: đau đầu do cao huyết áp, viêm xoang, viêm tai, viêm nướu răng.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như: giảm hoạt động của tuyến giáp; ngộ độc carbon monoxide (CO) thường xuyên, bệnh Parkinson…
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị nhức đầu?
Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh. Khảo sát ngẫu nhiên trên 2.000 người trưởng thành ở Việt Nam (năm 2008) cho thấy có đến 79% là đã có lần đau trong đời và 57% là đau thường xuyên mỗi ngày.
Yếu tố làm tăng nguy cơ nhức đầu, bao gồm:
- Căng thẳng thần kinh.
- Các chấn thương liên quan hoặc có ảnh hưởng đến não.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhức đầu
Nhức đầu nguyên phát cơ bản dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng.
Nhức đầu do thực tổn được chỉ định bằng phương pháp cận lâm sàng, nhằm mục đích xác định nguyên nhân.
Việc khám bệnh phải được tiến hành đầy đủ, toàn diện và kỹ càng. Các cơ quan cần được quan tâm khám kỹ: sọ, cột sống cổ, các đôi dây thần kinh sọ não, điểm xuất chiếu của các dây thần kinh vùng sọ mặt, các động mạch lớn.
Phương pháp điều trị nhức đầu hiệu quả
Điều trị cắt cơn: Thường sử dụng 2 nhóm thuốc: thuốc không cần kê đơn và thuốc kê đơn.
Phòng ngừa bằng chất chống gốc tự do và thay đổi lối sống.
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng nhức đầu
Chế độ sinh hoạt:
- Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh có dấu hiệu tái phát.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
Chế độ dinh dưỡng:
- Giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh giúp cải thiện tình hình bệnh.
- Thức ăn giàu carbonhydrate giúp làm dịu thần kinh (như bánh mì, yến mạch, trái cây…).
- Uống đủ nước.
- Bổ sung omega-3 có trong cá hồi, cá ngừ, hạt lanh, rau xanh… giúp hạn chế cơn đau.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
- Tập luyện thường xuyên.
- Ăn uống đẩy đủ không bỏ bữa.
- Ngủ đủ.
- Học cách xử lý stress.
- Thư giãn.
- Không làm việc quá sức.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.