Mục lục
Nhũn não là gì?
Tìm hiểu chung
Nhũn não là gì?
Nhũn não là triệu chứng bệnh diễn ra do huyết khối ở não làm tắc động mạch não, dẫn đến máu không thể mang chất dinh dưỡng nuôi não. Những tế bào ở bộ phận bị đông tắc, máu sẽ bị chết và xung quanh nhũn ra.
Nhũn não có thể gây nên những di chứng đáng ngại, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống như mau quên, nặng đầu, hoa mắt, tê liệt tay chân, nói năng khó khăn, đặc biệt có nguy cơ tử vong cao.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của nhũn não
Nhiều bệnh nhân ngủ dậy phát hiện liệt nửa người, lúc phát bệnh tinh thần tỉnh táo, huyết áp bình thường hoặc hơi cao.
Với một số người, bệnh khởi phát từ từ, trước đó có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, trí nhớ giảm sút, chân tay tê hoặc yếu, nói hơi khó… sau 1 – 2 ngày mới thấy liệt nửa người.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu người bệnh gặp phải các triệu chứng như: thường buồn ngủ, đau đầu, mất sự phối hợp các động tác và thăng bằng, chóng mặt, hôn mê sâu,… thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và trị liệu. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến nhũn não
- Máu đông di chuyển từ tim lên động mạch não.
- Máu đông từ những vị trí khác trong cơ thể tìm đến làm tắc mạch máu não.
- Mảng xơ vữa trong thành mạch máu bị bong tróc, sau đó theo dòng máu làm tắc nghẽn động mạch nuôi não.
Còn có các nguyên nhân khác có thể kể đến như: bệnh rung nhĩ, đa hồng cầu gây đông máu.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị nhũn não?
Đây là bệnh lý có thể xảy đến với cả người trẻ tuổi, người cao tuổi, người bị tăng huyết áp…
Người bệnh phần lớn trên 50 tuổi, nam nhiều hơn nữ.
Yếu tố làm tăng nguy cơ nhũn não, bao gồm:
- Tất cả những chấn thương do ngoài lực tác động nếu ảnh hưởng đến não đều có thể gây nhũn não.
- Một vài chấn thương điển hình có thể ảnh hưởng đến não như: một cú đấm mạnh vào đầu khiến não va vào hộp sọ, va đập đầu vào vật cứng, chấn thương trong quá trình phẫu thuật,…
- Người trên 50 tuổi có tiền sử bệnh xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao, liệt nửa người, nói khó hoặc không nói được xuất hiện từ từ.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhũn não
Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng của bệnh nhân, hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và nếu nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh bạn sẽ được tiến hành các kiểm tra.
Hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh não và mạch máu não hiệu quả và phổ biến nhất hiện nay là chụp cắt lớp (CT và CTA) bằng máy cắt lớp đa dãy và chụp cộng hưởng từ (MRI và MRA).
Phương pháp điều trị nhũn não hiệu quả
Cho đến hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm được cách chữa trị nhất định cho căn bệnh này. Vì không có cách nào có thể làm cho các mô não đã bị phá hủy hoạt động trở lại.
Việc điều trị chủ yếu bao gồm việc phát hiện ra nguyên nhân tiềm ẩn và đối phó đúng cách. Các biện pháp chung gồm:
- Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo nếu hôn mê, phù não, rối loạn hô hấp.
- Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày và tĩnh mạch.
- Điều trị các nguy cơ: Tăng huyết áp, đái đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim có rung nhĩ.
Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhũn não
Chế độ sinh hoạt:
- Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
Chế độ dinh dưỡng:
- Cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa những nhóm dinh dưỡng như protein, đồ béo và carbohydrate.
- Không ăn nhiều muối.
- Nên chế biến món ăn mềm, nhuyễn dễ nhai nuốt. Chia nhỏ bữa ăn.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Hiện tại y học vẫn chưa có những giải pháp cụ thể để phòng ngừa nhũn não. Việc cần làm là bạn hãy luôn cẩn thận trong vấn đề sinh hoạt và đi lại, tránh xảy ra các trường hợp va đập mạnh vào đầu gây ảnh hưởng xấu đến não. Ngoài ra, bạn có thể xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cũng cấp các thực phẩm tốt cho não và giau vitamin E để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.