Mục lục
Suy thận mạn là gì?
Tìm hiểu chung
Suy thận mạn là gì?
Tình trạng suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường gọi là tình trạng suy thận mạn hay còn gọi là bệnh thận mạn.
Khi mắc bệnh này, thận không thể thực hiện chức năng loại bỏ các chất cặn bã, chất độc cũng như kiểm soát lượng muối, nước và một số chất khác trong cơ thể.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của suy thận mạn
Suy thận mạn thường xuất hiện rất đột ngột và phát triển từ từ, vào thời gian đầu mắc bệnh thường không có dấu hiệu, triệu chứng gì. Nhưng khi bệnh trở nặng thì bắt đầu có những triệu chứng như: ăn không ngon, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.
Ở một số bệnh nhân còn có các dấu hiệu, triệu chứng như: trầm cảm, động kinh, gặp các vấn đề về huyết áp, thường xuyên đau dạ dày, đau cơ và xương, ở nữ giới thì không có kinh nguyệt, ở cả hai giới thì giảm ham muốn tình dục.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến suy thận mạn
Có các nguyên nhân phổ biến sau đây gây ra bệnh suy thận mạn:
- Thuốc điều trị của một số bệnh lý khác có thể gây ra các tổn thương cho thận, làm suy giảm chức năng thận.
- Các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp hay các bệnh viêm nhiễm đường niệu gây ra bệnh suy thận mạn.
- Các nguyên nhân gây nên sự tắc nghẽn đường tiểu, lượng máu đến thận không đủ đều có thể là những nguyên nhân gây ra bệnh.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc suy thận mạn?
Bệnh suy thận mạn liên quan mật thiết đến quá trình lão hóa của cơ thể, chính vì thế người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy thận mạn, bao gồm:
- Nam giới có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
- Gia đình có tiền sử mắc bệnh này hoặc các bệnh liên quan về đường tiết niệu.
- Tuổi tác càng lớn tuổi thận càng teo nhỏ và suy giảm chức năng.
- Dân tộc: Những người châu Phi, châu Mỹ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn những người châu lục khác.
- Những người ăn nhiều chất béo và protein.
- Người mắc một số bệnh lý mà tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh gây ra nhiều tổn thương cho thận.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán suy thận mạn
Xét nghiệm máu và nước tiểu là hai phương pháp chẩn đoán bệnh cơ bản nhất để biết được chức năng thận có bị suy giảm hay không và suy giảm đến mức độ nào.
Các bệnh nhân còn có thể được chụp X-quang để biết được kích thước của thận, các nguyên nhân gây tổn hại hoặc tắc nghẽn nước tiểu bên trong thận, từ đó các bác sĩ mới đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, giải pháp điều trị phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Phương pháp điều trị suy thận mạn hiệu quả
Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn điều trị tùy theo tình trạng bệnh của mình:
- Bác sĩ sẽ hướng dẫn lại cho bệnh nhân chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất, chế độ ăn không chứa nhiều muối, kali, chất béo và protein.
- Sử dụng thuốc lợi tiểu: Giảm bớt tình trạng tích tụ nước tiểu ở thận.
- Thẩm tích thận: Loại bỏ các chất cặn bã trong máu từ khi chức năng thận không thể hoạt động.
- Điều trị bằng các loại thuốc nhất định để vừa trị các bệnh lý khác vừa trị bệnh suy thận mạn.
- Cấy ghép thận: Khi thận của bệnh nhân hoàn toàn không thể khôi phục chức năng và các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả thì chỉ còn cách là cấy ghép thận.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của suy thận mạn
- Thực hiện nghiêm túc chế độ ăn của bác sĩ hướng dẫn, kể cả việc hạn chế nạp chất lỏng.
- Vận động thường xuyên nhưng tránh vận động mạnh.
- Uống thuốc đúng giờ, đúng ngày; tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc.
- Kiểm soát cân nặng cũng như lượng thức ăn thức uống hằng ngày để theo dõi bệnh kỹ càng hơn.
- Liên hệ ngay với các bác sĩ nếu có bất kì triệu chứng sốt, đau cơ, hay chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, thở gấp,…để có liệu pháp giải quyết đúng đắn nhất.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.