Mục lục
Tắc động mạch võng mạc trung tâm là gì?
Tìm hiểu chung
Tắc động mạch võng mạc trung tâm là gì?
Võng mạc là vùng nhạy cảm có khả năng quyết định đến thị lực của mắt. Máu sẽ đi theo đường động mạch và tĩnh mạch cung cấp đến võng mạc. Khi bị tắc động mạch võng mạc trung tâm sẽ dẫn đến việc lưu máu máu bị giãn đoạn và gây mất thị tạm thời. Bệnh thường không biểu hiện dấu hiệu nào đặc biệt ngoài việc người bệnh bị mất tầm nhìn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây mù lòa vĩnh viễn. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do xơ vữa động mạch.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tắc động mạch võng mạc trung tâm
Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng và cũng không gây đau cho người bệnh. Biểu hiện dễ thấy nhất đó là mắt không thể nhìn thấy được.
Nếu trường hợp bị tắc ở các mạch máu nhỏ, có thể dẫn đến mất thị lực một phần ở một hoặc cả hai mắt.
Nếu tắc ở động mạch trung tâm, mắt có thể mất thị lực toàn phần một cách đột ngột; tức là ban đầu có hiện tượng thoáng mù (kéo dài từ 10 – 15 phút), sau đó mất hẳn thị lực.
Tùy vào thể trạng của từng người mà sẽ có trường hợp mờ mắt hoặc mất thị lực.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đây là một căn bệnh cần cấp cứu kịp thời vì có thể dẫn đến mù lòa. Khi phát hiện mắt đột ngột bị mờ hoặc không thể nhìn thấy, bạn nên kịp thời báo với những người xung quanh để được đưa đến bác sĩ chuyên khoa mắt kiểm tra. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến tắc động mạch võng mạc trung tâm
Tắc động mạch võng mạc trung tâm thường là do nghẽn mạch, viêm mạch hoặc do mạch bị chèn ép bởi các tác nhân bên ngoài. Một số tác nhân thường xuyên làm tắc động mạch võng mạc chính là cục máu đông và các mảng xơ vữa trong mạch máu. Trong đó, bệnh xơ vữa động mạch dẫn đến tích tụ các mảng xơ vữa chính là nguyên nhân phổ biến nhất.
Mạch máu thường có độ rộng và mềm nhất định để có thể truyền máu đến các mô và tế bào. Tuy nhiên, khi bị xơ vữa động mạch (tức xơ vữa thành mạch máu) các mảng xơ vữa thường bám dính vào thành mạch, cản trở máu lưu thông; hơn thế nữa là máu có thể bám dính lại ở những chỗ này khiến cho mảng xơ vữa càng lúc càng phát triển. Đến một mức độ nào đó chúng sẽ đủ lớn để ngăn cản một phần hoặc toàn bộ lượng máu đi qua đó, xảy ra tình máu bị ứ đọng và máu không thể truyền tới mô và tế bào được.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị tắc động mạch võng mạc trung tâm?
Tắc động mạch võng mạc trung tâm thường xảy ra nhiều ở nam giới hơn phụ nữ. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là sau 30 tuổi. Tác nhân dẫn đến bệnh có rất nhiều, cũng tùy thuộc vào độ tuổi mà sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau, nhưng chủ yếu là người bệnh đã mắc một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến mạch máu vào trước đó.
Yếu tố làm tăng nguy cơ tắc động mạch võng mạc trung tâm
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị tắc động mạch võng mạc trung tâm là:
- Người cao tuổi.
- Tăng nhãn áp.
- Những người ăn nhiều chất béo, người béo phì.
- Người nhiễm mỡ trong máu.
- Người ít vận động.
- Huyết khối trong bệnh hortor, bệnh lupus ban đỏ, bệnh giang mai thời kỳ 3.
- Bệnh xơ vữa động mạch.
- Cục máu đông ở tim và động mạch cảnh (Mạch máu chính đưa máu lên não).
- Hay bị co thắt mạch.
- Giảm lưu lượng máu võng mạc.
- Khối u phát triển chèn ép động mạch mắt.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán tắc động mạch võng mạc trung tâm
Bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp sau đây để chẩn đoán và tìm hiểu nguyên nhân gây tắc động mạch võng mạc trung tâm:
- Khám tổng quát mắt và hỏi về bệnh sử của bệnh nhân để tìm hiểu các nguyên nhân có thể dẫn đến tắc động mạch. Nếu bạn có một trong các yếu tố nguy cơ trên thì hãy thông báo ngay với bác sĩ.
- Kiểm tra thị lực để xem mắt có nhìn thấy rõ vật thể bên ngoài hay không.
- Dùng thuốc giãn đồng tử và đèn soi đáy mắt để kiểm tra bên trong mắt, bao gồm kiểm tra phần võng mạc. bài kiểm tra này có thể cung cấp cho bác sĩ một số vấn đề bên trong mắt có thể xảy ra như xuất huyết, nghẽn mạch, tắc mạch. Nếu có điểm nghi ngờ, bệnh nhân sẽ được đề nghị chụp mạch máu võng mạc huỳnh quang để phân tích lưu lượng máu lên mắt.
- ở một số trường hợp, nếu bác sĩ cho rằng có liên quan đến huyết khối ở tim và động mạch cảnh, hoặc có liên quan đến cholesterol và các rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để hỗ trợ chẩn đoán.
Phương pháp điều trị tắc động mạch võng mạc trung tâm hiệu quả
Tùy vào nguyên nhân gây tắc mạch mà sẽ có những phương pháp cụ thể để điều trị. Mục đích chính trong việc điều trị là làm hạ nhãn áp đồng thời kích thích động mạch để tăng lưu lượng máu đến võng mạc. một số phương pháp có thể được áp dụng để điều trị tắc động mạch bao gồm:
- Làm biến đổi áp lực tại mạch máu võng mạc bị tắc để đưa vật làm nghẽn ra xa.
- Dùng acetazolamid làm giảm áp lực tại nhãn cầu. Khi cần thiết có thể dùng kim chọc vào nhãn cầu để làm giảm áp lực bên trong, khiến động mạch có thể dễ dàng lưu thông máu.
- Dùng tay massage, day nhẵn cầu có thể khiến tắc động lên vùng mạch máu bị nghẽn.
- Dùng thuốc nitroglycerin, isosorbide và pentoxifylline làm giãn mạch máu và chống đông để máu lưu thông tốt hơn và tránh hiện tượng xuất hiện các cục máu đông.
- Dùng thuốc chống kết tụ tiểu cầu để dự phòng.
- Nếu nguyên nhân là do bệnh hortor, cần điều trị bệnh bằng corticoid liều cao.
- Nếu do tăng huyết áp thì dùng thuốc hạ huyết áp.
- Dùng phẫu thuật can thiệp khi nguyên nhân là bệnh tim và mạch máu.
- Một phương pháp khác có thể dùng là cho thở carbogen (chứa 95% oxy và 5% carbon dioxide) để tăng cường đẩy máu và oxy lên võng mạc.
- Nếu bị các ổ viêm nhiễm tại mắt sẽ được dùng thuốc kháng sinh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của tắc động mạch võng mạc trung tâm
Do tắc động mạch võng mạc có thể liên quan mật thiết với các bệnh như tiểu đường, béo phì, xơ vữa động mạch nên tốt nhất người bệnh cần hạn chế và cắt mỗi liên hệ với nguyên nhân gây bệnh.
Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
Nếu trong thời gian điều trị gặp biến chứng hoặc mắt vẫn chưa lấy lại được thị lực bình thường, bạn nên báo ngay với bác sĩ.
Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Thường xuyên kiểm tra trọng lượng, huyết áp và đường huyết của cơ thể.
Nên luyện tập thể dục thường xuyên để giảm mỡ và giúp các tế bào trong cơ thể có thể trao đổi chất.
Dùng kính mắt hoặc kính bảo hộ khi ra ngoài hoặc khi làm việc trong những môi trường bụi bẩn, nguy hiểm để bảo vệ mắt khởi các chấn thương.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.