Mục lục
Thận ứ mủ là gì?
Tìm hiểu chung
Thận ứ mủ là gì?
Tình trạng tắc nghẽn đường tiểu do viêm đài bể thận gây ứ đọng vi trùng, bạch cầu và các chất cặn bã, chất độc trong hệ thống đường tiết niệu lâu ngày khiến ứ mủ trong thận, tình trạng này gọi là bệnh thận ứ mủ.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của thận ứ mủ
Có nhiều bệnh nhân không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nhưng cũng có những người sẽ có những dấu hiệu, triệu chứng sau đây: sốt cao, lạnh run người, đau lưng, đau bụng và đau hai bên sườn lưng.
Có những dấu hiệu, triệu chứng khác nữa nhưng do chỉ xuất hiện ở một số ít bệnh nhân nên không được đề cập.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến thận ứ mủ
Các nguyên nhân sau đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh thận ứ mủ, bao gồm:
- Tắc nghẽn, nhiễm trùng đường tiết niệu được xem là nguyên nhân chính gây bệnh.
- Nhiễm nấm khuẩn: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm khuẩn, chẳng hạn như dùng kháng sinh trong thời gian dài, suy giảm hệ miễn dịch cơ thể; những cầu nấm phát triển gây nên sự tắc nghẽn gây ứ mủ trong thận.
- Mắc bệnh viêm đài bể thận.
- Tiền sử mắc bệnh bướu niêm mạc.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc thận ứ mủ?
- Người mắc các bệnh suy giảm hệ miễn dịch, mắc các bệnh nhiễm vi khuẩn, siêu vi, nấm.
- Người bệnh đái pháo đường gây nhiều bệnh liên quan đến thận.
- Người có tiền sử bệnh về đường tiết niệu.
- Độ tuổi: người càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
- Tiền sử gia đình: trong gia đình có ông bà, cha mẹ mắc bệnh về thận thì nguy cơ con cái sẽ mắc bệnh về thận cao hơn người bình thường.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thận ứ mủ, bao gồm:
- Người có chức năng thận suy giảm, có nguy cơ mắc nhiều bệnh.
- Người lớn tuổi.
- Người mắc các bệnh lý buộc phải uống nhiều thuốc kháng sinh.
- Người uống nhiều rượu, bia, các chất kích thích; đặc biệt là vừa hút thuốc lá vừa uống rượu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thận ứ mủ
Bệnh nhân có thể được khám tổng quát và điều tra tiền sử bệnh. Sau đó là các cuộc xét nghiệm máu, nước tiểu để kiểm tra chức năng thận suy yếu ở mức độ nào, có vi khuẩn, virus hay nấm trong nước tiểu hay không, nếu có thì đó là khuẩn nào.
Trên cơ sở kết quả có được, các bác sĩ đưa ra các chẩn đoán chuẩn xác nhất, giải pháp phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân.
Phương pháp điều trị thận ứ mủ hiệu quả
Những phương pháp điều trị bệnh thận ứ mủ có thể được áp dụng, đó là:
- Phẫu thuật: Cắt bỏ hoàn toàn quả thận trong trường hợp không thể cứu chữa, đề phòng bệnh tái phát lần nữa. Trong trường hợp phẫu thuật bệnh thận ứ mủ thì đặc biệt khó khăn hơn bình thường vì vỏ thận dày, các tổ chức quanh thận bị viêm dính, dễ xuất hiện tai biến.
- Dùng thuốc: Tùy vào từng bệnh nhân có tình trạng bệnh như thế nào, có liên quan đến bệnh lý nào nữa không mà các bác sĩ sẽ cân nhắc việc kê toa thuốc.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thận ứ mủ
- Thực hiện đúng theo các chỉ định của các bác sĩ, dùng thuốc đúng liều, đúng giờ, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc uống thuốc không nằm trong kê toa của các bác sĩ chuyên khoa điều trị.
- Tham khảo chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh từ các chuyên gia dinh dưỡng.
- Có bất cứ tiền sử bệnh nào thì phải nói ra hết với các bác sĩ để quá trình điều trị được tốt nhất.
- Vận động cơ thể nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng khiến bệnh nặng thêm.
- Có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng bất thường xảy ra thì liên hệ ngay với bác sĩ để có giải pháp phù hợp.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.