Mục lục
Thủng màng nhĩ là gì?
Tìm hiểu chung
Thủng màng nhĩ là gì?
Màng nhĩ trong tai được cấu tạo bởi mô tương tự như da, có chức năng cảm nhận rung động của sóng âm và chuyển đổi các rung động thành các xung thần kinh truyền tải âm thanh đến não; bảo vệ tai khỏi vi khuẩn cũng như nước và vật thể lạ bên ngoài.
Thủng màng nhĩ là biến chứng viêm màn tai giữa hoặc chấn thương. Thủng màng nhĩ là tình trạng rách màn mỏng ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Vậy nên khi màng nhĩ bị thủng gây mất thính lực, vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng hay các chấn thương khác.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ có các triệu chứng sau:
- Có cảm giác đau đột ngột rồi mất đi nhanh chóng;
- Có mủ hoặc có máu thoát ra từ tai;
- Tai nghe kém, hay bị ù tai;
- Dễ chóng mặt nhưng biến mất nhanh;
- Biểu hiện buồn nôn, ói, đau đầu.
Biến chứng có thể gặp khi thủng màng nhĩ
- Nghe kém: Thính giác bị ảnh hưởng nhưng đây chỉ là mất thính giác tạm thời. Chúng sẽ phục hồi khi màng nhĩ được chữa lành.
- Viêm tai giữa: Thủng màng nhĩ là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, nếu không được hàn gắn, sửa chữa có thể gây nhiễm trùng và mất thính giác vĩnh viễn.
- U nang trong tai giữa: Là sự hình thành một khối u bao gồm các tế bào da của ống tai và các mảnh vụn (thường ở dạng ráy tai). Nếu màng nhĩ thủng sẽ là cơ hội cho các mảnh vụn vào tai giữa thành khối u, nơi chứa đầy vi khuẩn, protein làm hư xương tai giữa.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy bạn hãy gặp bác sĩ nếu có những chấn thương liên quan đến tai hoặc khi bạn nghi ngờ mình bị thủng màng nhỉ với các triệu chứng trên.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến thủng màng nhĩ
Có 5 nguyên nhân chính gây thủng màng nhĩ:
- Viêm tai giữa: Người bị nhiễm trùng tai giữa dẫn đến sự tích tụ dịch trong tai nhiều, những áp lực từ chất lỏng này là nguy cơ gây thủng màng nhĩ.
- Do Barotrauma hay còn gọi là căng thẳng lên màng nhĩ: Khi áp suất không khí trong tai giữa và áp suất không khí trong môi trường đang mất cân bằng, áp lực quá nặng sẽ khiến màng nhĩ bị vỡ. Những thay đổi về sinh hoạt khiến áp lực đột ngột thay đổi (lặn biển và thổi trực tiếp tai, tác động của một túi khí ô tô).
- Tác động của âm thanh lớn, tiếng nổ: Một âm thanh lớn, tiếng nổ từ bom, đạn, tạo nên một sóng âm thanh quá mạnh khiến rách màng nhĩ.
- Tác động từ ngoại lai: Chúng ta thường dùng tăm bông, vật nhọn làm thủng, rách màng nhĩ.
- Các chấn thương bên ngoài: Các tai nạn, chấn thương vùng đầu,… có thể gây ra những bất ổn trong tai.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị thủng màng nhĩ?
Bất cứ lứa tuổi, giới tính nào cũng có thể bị thủng màng nhĩ, nhất là những người thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn ngoài sức chịu đựng của tai.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán thủng màng nhĩ
Người bệnh không nên coi thường thủng màng nhĩ, nên đến gặp bác sĩ, cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời tránh những biến chứng xấu.
- Kiểm tra màng nhĩ bị thủng bằng trực quan khi sử dụng các thiết bị chiếu sáng (kính soi tai).
- Tiến hành xét nghiệm tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây thủng hoặc mức độ nguy hiểm bằng:
- Xét nghiệm kiểm tra: Xét nghiệm, kiểm tra dịch nhầy, mủ, máu chảy ra từ tai để phát hiện virus hoặc các nguy cơ nhiễm tai giữa.
- Đánh giá điều chỉnh: Sử dụng dĩa Tuning hai hướng giúp bác sĩ phát hiện tình trạng nghe kém.
- Tympanometry: Tympanometer là một thiết bị đưa vào ống tai chỉ ra một vết rách màng nhĩ.
- Kiểm tra thính lực. Bác sĩ kiểm tra khả năng nghe của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị thủng màng nhĩ hiệu quả
Bệnh nhân không nên chủ quan trong việc kiểm tra và điều trị bệnh thủng màng nhĩ bởi bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động thường ngày.
Thủng màng nhĩ thường có thể tự lành trong vài tuần. Một số trường hợp thủng màng nhĩ không thể tự lành cần phải thực hiện các phương pháp sau:
- Vá màng nhĩ: Khi vết rách, thủng màng nhĩ không thể tự đóng bác sĩ sẽ dùng bản vá giấy để đóng nó. Thủ thuật này cần thực hiện 3 – 4 lần khi màng nhĩ lành hẳn. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen khi có biểu hiện đau đầu, sốt,… tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi.
- Tiến hành phẫu thuật: Khi vá màng nhĩ không phù hợp, không thể chữa lành nên tiến hành phẫu thuật ghép một bản vá nhỏ của da vào màng nhĩ. Trường hợp này bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú, về trong ngày.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của thủng màng nhĩ
- Giữ tai khô, sạch. sau khi tắm nên một miếng bông cotton với dầu bôi trơn vào tai khi tắm.
- Hạn chế sử dụng tăm bông cứng, vật nhọn ngoáy tai mạnh.
- Tránh xì mũi mạnh tạo áp lực khi hỉ mũi khiến hỏng màng nhĩ.
- Khi tắm bằng vòi sen, bơi hoặc tiếp xúc nơi có tiếng ồn lớn nên bảo vệ tai bằng việc sử dụng nút chặn, mũ che.
- Không để tai tiếp xúc với các tiếng ồn quá lớn hoặc các vật nhọn, nhỏ có thể rơi vào tai.
- Khi có dị vật rơi vào tai cần đến gặp bác sĩ để lấy dị vật ra khỏi tai.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.