Mục lục
U đại tràng là gì?
Tìm hiểu chung
U đại tràng là gì?
U đại tràng hay gọi là polyp đại tràng, là một cụm tế bào trên lớp lót của đại tràng. Đa số các khối u đều là dạng lành tính, nhưng theo thời gian một số trở thành ung thư gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng con người.
Bất cứ ai cũng có thể bị khối u đại tràng, nhưng những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn là người từ 50 tuổi trở lên, thừa cân hoặc người hút thuốc, chế độ ăn uống nhiều chất béo, hoặc có lịch sử cá nhân hay gia đình các khối u hay ung thư đại tràng.
Thông thường, khối u đại tràng không gây ra triệu chứng, đó là lý do các chuyên gia khuyên nên kiểm tra thường xuyên. Khối u đại tràng được tìm thấy trong giai đoạn đầu thường có thể được gỡ bỏ một cách an toàn và hoàn toàn, giúp ngăn ngừa ung thư – căn bệnh phổ biến thường gây tử vong khi tìm thấy trong các giai đoạn sau.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của u đại tràng
Khối u nhỏ thường không biểu hiện triệu chứng. Có thể bạn sẽ không biết cho đến khi tìm thấy nó trong kiểm tra ruột. Đôi khi, có thể có các dấu hiệu và triệu chứng không đặc trưng như:
- Chảy máu trực tràng. Dễ nhầm lẫn với triệu chứng của trĩ hay vết nứt ở hậu môn;
- Máu trong phân hoặc đi tiêu phân đen;
- Táo bón, tiêu chảy;
- Đau bụng, buồn nôn, nôn và táo bón nặng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến u đại tràng
Đại tràng hay còn gọi là ruột già, là phần đoạn cuối của ống tiêu hóa. Chức năng chính của đại tràng là hấp thụ nước, muối và các khoáng chất, đồng thời tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng.
U đại tràng là kết quả của sự tăng trưởng bất thường ở tế bào. Sau một thời gian dài, một số khối u có thể trở thành ác tính.
U có thể phát triển bất cứ nơi nào trong đại tràng. Chúng có thể nhỏ hoặc lớn và tồn tại dưới nhiều hình dạng khác nhau; có loại bằng phẳng (không cuống) hoặc hình nấm và được gắn vào bằng thân. Khối u nhỏ và hình nấm ít có khả năng trở thành ác tính hơn những khối lớn và không cuống.
Nhìn chung, các u lớn hơn có khả năng lớn hơn là bệnh ung thư.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc u đại tràng?
U đại tràng có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng phổ biến nhất là những lớn tuổi từ 50 trở lên.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u đại tràng, bao gồm:
- Hút thuốc lá và rượu.
- Lối sống ít vận động.
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Bị viêm đường ruột.
- Polyp u tuyến gia đình.
- Tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh ung thư đại tràng.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u đại tràng
Tất cả bệnh ung thư đều phát triển từ khối u, quá trình phát triển khối u thường chậm và được tính theo năm. Việc sàng lọc và phát hiện là cực kỳ quan trọng để phát hiện kịp thời các khối u trước khi chúng trở thành ung thư. Việc làm này giúp tìm ung thư đại tràng ở trong giai đoạn sớm và điều trị dễ hơn.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách xem xét các triệu chứng của người bệnh, hỏi về tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng và tiến hành thêm một số xét nghiệm như:
- Soi đại tràng sigmoid (Sigmoidoscopy): Sigmoidoscopy chỉ nhìn vào cuối cùng của ruột già, và kiểm tra này không phát hiện khối u ở nơi khác trong ruột già.
- Chụp X-quang và nuốt bari: Cho phép chẩn đoán đánh giá toàn bộ ruột.
- Soi ruột già: Thủ tục này có kết quả tốt với những khối u trực tràng và ung thư trực tràng, giúp phát hiện khối u tốt hơn so với X-quang.
- Máy vi tính tomographic colonography (CTC): Công nghệ này mới có thể làm cho đại tràng kiểm tra an toàn hơn, thoải mái hơn và ít xâm lấn. Quá trình được thực hiện nhanh và không cần giảm đau.
- Xét nghiệm máu trong phân và xét nghiệm DNA trong phân.
- Thử nghiệm di truyền: Đối với những đối tượng có lịch sử gia đình bị mắc ung thư đại tràng thì có thể làm thử nghiệm này để xác định nguy cơ ung thư đại hoặc trực tràng.
Phương pháp điều trị u đại tràng hiệu quả
Qua quá trình kiểm tra ruột bằng nội soi hoặc soi đại tràng sigmoid, bác sĩ cũng có thể loại bỏ tất cả các khối u được phát hiện.
Nếu khối u quá lớn không thể dùng nội soi cắt bỏ một cách an toàn thì sẽ được phẫu thuật cắt bỏ bằng cách sử dụng kĩ thuật nội soi. Phẫu thuật nội soi có thể nhanh hơn và ít đau hơn thực hiện phẫu thuật truyền thống bằng cách mổ hở.
Trong trường hợp có hội chứng di truyền, ví dụ như polyp u tuyến gia đình, bác sĩ phẫu thuật có thể thực hiện loại bỏ toàn bộ đại tràng và trực tràng. Sau đó, tạo túi hậu môn, túi được tạo từ đoạn cuối ruột non gắn trực tiếp vào hậu môn. Điều này cho phép trục xuất chất thải, mặc dù có thể một số đi tiêu chảy.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u đại tràng
Chế độ sinh hoạt:
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Tăng cường vận động để có một cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời kiểm soát trọng lượng cơ thể để giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh.
Chế độ dinh dưỡng:
- Bổ sung canxi: Bạn có thể ăn các thực phẩm giàu canxi như bông cải xanh, cải xoăn, hải sản,… hay các sản phẩm từ sữa. Vitamin D trợ giúp sự hấp thu canxi nên bạn cũng cần lưu ý đến việc thêm vitamin D vào bữa ăn.
- Luôn cung cấp rau và trái cây, thực phẩm chứa chất xơ trong bữa ăn hằng ngày.
- Theo dõi lượng chất béo: Hạn chế các chất béo bão hòa thường có trong thịt đỏ.
- Hạn chế uống rượu và hút thuốc.
Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là bệnh không thể điều trị được. Điều quan trọng nhất trong việc chống lại ung thư chính là người bệnh cần có thái độ lạc quan và kiên trì điều trị bệnh. Thực tế cho thấy, những người có thái độ sống tích cực kết hợp với phương pháp điều trị hợp lý đã kéo dài được tuổi thọ và chống lại được căn bệnh ung thư.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.