Mục lục
U nang thận là gì?
Tìm hiểu chung
U nang thận là gì?
U nang thận là túi tròn chứa dịch hình thành và phát triển trong thận. U nang thận có thể được kết hợp với rối loạn nghiêm trọng làm chức năng thận. Nhưng thông thường, u nang thận là loại lành tính, không phải khối u ung thư, ít khi gây biến chứng. U thường xuất hiện trên bề mặt của thận, chúng có thể xuất hiện ít hoặc dày đặc, bao phủ cả một hoặc cả hai quả thận.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của u nang thận
Nếu một u nang thận đơn giản phát triển đủ lớn, các triệu chứng u nang thận có thể bao gồm: đau lưng hay bên sườn, sốt, đau bụng trên. Các triệu chứng sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:
- Tình trạng đau lưng: Thực chất đây là trạng thái vẫn thường xảy ra đối với cơ thể khi mệt mỏi và rất ít người nghĩ đến khả năng việc bản thân mắc u nang thận. Vì vậy u nang thường được phát hiện khi kiểm tra kết quả hình ảnh nhưng vì một lý do khác.
- Đau tức ở vùng hông, nước tiểu có màu đục hồng: Hiện tượng này xảy ra khi kích thước của u nang đã phát triển đến một mức xác định.
Biến chứng có thể gặp khi mắc u nang thận
Khi u nang phát triển nhanh chóng cả về số lượng và kích thước sẽ khiến chức năng lọc máu của thận bị ảnh hưởng. Ngoài ra, u nang thận có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, sốt và khiến bệnh nhân gặp nhiều cảm giác đau, khó chịu.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến u nang thận
Các bác sĩ cho biết, hiện chưa có tuyên bố chính thức nào về nguyên nhân của căn bệnh u nang kể trên. Bên cạnh đó, u nang xuất hiện có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai thận trên cơ thể con người.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc phải u nang thận?
Mặc dù u nang thận có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng lên.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u nang thận
Bác sĩ chẩn đoán u nang thận bằng cách:
- Kiểm tra bằng hình ảnh: Các bác sĩ có thể sử dụng cách thức kiểm tra bằng hình ảnh thông qua một vào kĩ thuật được nhắc đến như: siêu âm hoặc chụp cắt lớp. Hình ảnh cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán đây đơn giản chỉ là một u nang thông thường hay khối u ở khu vực thận.
- Xét nghiệm chức năng thận: Xét nghiệm mẫu máu có thể giúp các bác sĩ biết được chức năng của thận. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá khách quan về việc người đó có mắc u nang hay không.
Phương pháp điều trị u nang thận hiệu quả
Nếu khối u lành tính, u nang không có dấu hiệu hoặc triệu chứng và không ảnh hưởng đến chức năng thận, có thể không cần điều trị. Đôi khi u nang thận tự biến mất. Thay vào đó, bác sĩ có thể khuyên nên trải qua kiểm tra hình ảnh, chẳng hạn như siêu âm định kỳ để xem u nang thận có to ra hay không. Nếu u nang thận thay đổi và gây ra các dấu hiệu và triệu chứng, có thể chọn điều trị tại thời điểm đó. Phương pháp điều trị có thể bao gồm:
Chọc hút bơm cồn u nang: Để thu nhỏ u nang, bác sĩ chèn một cây kim qua da và thông qua thành của u nang thận. Sau đó, dịch được lấy ra. Tiếp theo, bơm cồn đầy u nang để ngăn chặn nó tiến triển. Khối u có thể trở lại, vì vậy thủ tục này được dành cho các tình huống nhất định.
Phẫu thuật cắt bỏ u nang: U nang lớn có thể phải phẫu thuật để dẫn lưu và loại bỏ nó. Để tiếp cận các u nang, bác sĩ phẫu thuật làm vết rạch nhỏ trên da và chèn các công cụ đặc biệt và một video nhỏ. Trong khi xem màn hình video, bác sĩ phẫu thuật dẫn những công cụ đến thận và sử dụng chúng để thoát dịch từ u nang. Sau đó, u nang được cắt bỏ.
Đối với thận đa nang thì bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên. Nếu chúng gây đau, nhiễm trùng thì phải có sự can thiệp của bác sĩ chuyên khoa niệu. Nang lớn hơn 6cm thì phải mổ vì nó sẽ chèn ép các đơn vị thận bên cạnh.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u nang thận
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.