Mục lục
U não là gì?
Tìm hiểu chung
U não là gì?
U não là khối u hình thành do sự tăng trưởng bất thường của các tế bào bên trong não. Khối u đó có thể là lành tính hoặc ác tính (ung thư). Dù trong trường hợp nào thì khối u vẫn có khả năng đe dọa tính mạng của bạn nếu không được phát hiện sớm để điều trị. Triệu chứng của bệnh u não thường không rõ ràng, các biểu hiện cũng khác nhau ở từng người và tùy vào vị trí, kích thước của khối u. Biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất đó là những thay đổi của cơ thể gắn liền với hoạt động của não như nhức đầu, buồn nôn, suy giảm nhận thức, thị lực và thính lực,… Dùng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị, hóa trị có thể cải thiện tình trạng bệnh nhưng bên cạnh đó cần có sự phối hợp của bệnh nhân để khả năng phục hồi cao hơn.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của u não
Triệu chứng của bệnh u não thường không rõ ràng, các biểu hiện cũng khác nhau ở từng người và tùy vào vị trí, kích thước của khối u. Tuy nhiên, các triệu chứng điển hình của bệnh u não thường là:
- Động kinh, co giật hay thậm chí là bị co thắt cánh tay, bắp chân.
- Suy giảm nhận thức: Mất trí nhớ, khó tập trung suy nghĩ hay tốc độ xử lý của não chậm lại. Bên cạnh đó những cơn nhức đầu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trên.
- Suy yếu thị lực và thính giác: Gặp gặp trục trặc với tầm nhìn như nhìn thấy ánh đèn nhấp nháy, mờ, và những hạt li ti nổi lên trước mắt.
Biến chứng có thể gặp khi mắc u não
Một số biến chứng từ u não, bao gồm:
- Thoát vị não do áp lực hộp sọ tăng cao; và sau đó dẫn tới tim ngừng đập vì áp lực hộp sọ đè lên hệ tuần hoàn máu. Trường hợp này dẫn đến khả năng tử vong rất cao.
- Giảm thị lực: Mặc dù biến chứng này ít gặp nhưng vẫn không phải là không có. Đặc biệt là người lớn tuổi, u não thường kèm theo các ảnh hưởng về mắt. Nếu không điều trị vẫn có nguy cơ mù vĩnh viễn.
- Bại liệt: Thời gian đầu có thể liệt nhẹ, nhưng sau có thể dẫn đến liệt nửa người hoặc toàn thân.
- Xuất huyết não: Thường không có triệu chứng đặc biệt nếu xuất huyết ít. Nhưng nếu xuất huyết nhiều có thể kèm theo hiện tượng áp lực nội sọ tăng cao, không thể nói chuyện, liệt, mất ý thức và nghiêm trọng nhất là tử vong đột ngột.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
U não ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng. Vì thế, ngay khi bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào bên trên thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định bệnh. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm thiểu nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến u não
U não bắt nguồn từ chính bản thân não hoặc trong các mô gần nó, chẳng hạn như trong não – bao gồm màng não, dây thần kinh sọ, tuyến yên hoặc tuyến tùng. U não tiên phát bắt đầu khi các tế bào bình thường có các lỗi (đột biến) trong DNA. Những đột biến này cho phép tế bào phát triển, phân chia ở mức tăng và tiếp tục sống khi tế bào khỏe mạnh chết. Kết quả là khối lượng của tế bào bất thường tạo thành một khối u.
U não tiên phát ít phổ biến hơn là u não thứ phát, trong đó ung thư bắt đầu ở nơi khác và lan truyền đến não.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc u não?
Bất cứ ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh u não. Tuy nhiên, độ tuổi 70 là độ tuổi hay gặp u não nhất. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u não, bao gồm:
- Chủng tộc: Bệnh thường gặp ở người da trắng nhiều hơn so với những chủng tộc khác.
- Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh tăng lên theo độ tuổi, thường xảy ra ở người lớn tuổi, đặc biệt là ở ngoài tuổi 70. Tuy nhiên, u não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi
- Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh u não hoặc tiền sử mắc các bệnh rối loạn di truyền nhiễm sắc thể.
- Tiếp xúc với bức xạ: Những người làm việc trong môi trường phóng xạ, bị phơi nhiễm bức xạ gây ra bởi bom nguyên tử hay trị liệu phóng xạ để điều trị ung thư,… đều có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất: Những người làm việc trong môi trường công nghiệp hóa chất sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u não
Chụp cắt lớp sọ não hoặc cộng hưởng từ với thuốc đối quang từ gado – linium có thể phát hiện được tổn thương cũng như vị trí, hình dạng và kích thước của khối u; sự biến dạng của cấu trúc giải phẫu bình thường; mức độ phù não và hiệu ứng choán chỗ. Chụp cắt lớp sọ não ít có giá trị trong phát hiện các u hố sau nhưng cộng hưởng từ rất có giá trị trong phát hiện u ở vị trí này. Tính chất ngâm thuốc cản quang của u màng não có giá trị chẩn đoán, ví dụ rihư u ở vị trí điển hình (cạnh đường dọc giữa và vùng khe Sylvius, rãnh khứu, mào xương bướm, củ yên) khối u xuất hiện đổng nhát, tăng tỷ trọng trên phim chụp cắt lớp không tiêm thuốc cản quang và sau tiêm thuốc thì ngâm thuốc không đồng nhất. Đây là một trong những phương pháp xét nghệm, chuẩn đoán chính xác nhất.
Phương pháp điều trị u não hiệu quả
Phẫu thuật cắt bỏ khối u. Tuy nhiên, não là bộ phận quan trọng và cực kì nhạy cảm. Phẫu thuật cắt bỏ chỉ có thể tiến hành thuận lợi khi khối u có ranh giới rõ ràng và nằm ở vị trí thuận lợi để phẫu thuật.
Xạ trị có thể được áp dụng để tiêu diệt phần còn lại của khối u không được cắt bỏ hết.
Nếu khối u nằm sâu trong não, bác sĩ sẽ dùng tia gamma với độ tập trung cao để loại bỏ chúng.
Hóa trị dùng để điều trị trước hoặc sau phẫu thuật và xạ trị (trong trường hợp khối u lớn, khó phẫu thuật,…). Liều lượng, cách sử dụng hóa chất sẽ cần tuân theo phác đồ điều trị, phù hợp với bản chất mô bệnh học và lứa tuổi.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u não
- Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh có dấu hiệu tái phát.
- Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.
- Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.
- Người bệnh u não nên có một thực đơn ăn uống điều đặn và chính xác nhất từ bác sĩ để có một sức khỏe tốt, cải thiện tình trạng bệnh. Sau đây là một số chất dinh dưỡng người bệnh cần bổ sung trong quá trình dưỡng bệnh:
- Acid folic: Nếu bạn nhận được đủ axit folic trong chế độ ăn uống của bạn, nó sẽ giúp cho bệnh u não lây lan chậm hơn. Mỗi ngày bệnh nhân u não cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 400mg acid folic. Ngoài việc bổ sung bằng vitamin tổng hợp có thể bổ sung bằng các loại thực phẩm như: rau bina hoặc tối hơn màu xanh lá cây, rau lá xanh, cam, gạo, và đậu
- Chất chống oxy hóa: Các loại thực phẩm có một số lượng cao chất chống oxy hóa, được biết đến để chống lại và ngăn ngừa u não. Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa cao như: quả việt quất, dâu tây và nho, cam quýt, táo,… Các loại trái cây càng tươi, sử dụng ngay sau khi thu hoạch sẽ chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất.
- Omega-3: Có thể được tìm thấy trong cá, omega-3 không chỉ chống lại bệnh ung thư bằng cách giảm tốc độ tăng trưởng của khối u, mà còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Nếu bạn có thể giúp cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cơ thể bạn có thể chống lại các tế bào ung thư tốt hơn.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Bạn nên tập các thói quen tốt, lối sống lành mạnh như là:
- Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế các loại giun, sáng có trong thực phẩm bẩn.
- Bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể, tăng cường ăn rau xanh và hạn chế các món chiên nhiều dầu mỡ.
- Không uống rượu, bia, hút thuốc lá.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế hút phải các khí độc hại. Nếu phải làm việc trong môi trường có hoá chất độc hại phải trang bị các dụng cụ, trang phục bảo hộ cần thiết.
- Tăng cường vận động.
- Quan trọng hơn là bạn phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được nghỉ ngơi.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.