Mục lục
Ù tai là gì?
Tìm hiểu chung
Ù tai là gì?
Ù tai không phải là bệnh mà là một triệu chứng thường gặp ở cơ quan thính giác. Người có cảm giác ù tai khi nghe tiếng ồn, âm thanh ảo ngoài môi trường hoặc tiếng ù ù trong tai và đầu. Mức độ âm thanh từ êm dịu, lớn, cao hoặc thấp và xảy ra ở một hoặc cả hai tai.
Ù tai là triệu chứng có liên quan đến thính lực, hệ thần kinh, sự lão hóa do tuổi tác,… ảnh hưởng tính linh động của thính giác gây khó khăn khi làm việc và sinh hoạt trong cuộc sống.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của ù tai
Ù tai chia làm 2 dạng chính:
- Ù tai khách quan (tiếng ù xuất hiện ở nhiều người trong cùng một thời điểm, cùng một môi trường, chiếm tỉ lệ rất thấp).
- Ù tai chủ quan (chỉ người bệnh mới có).
Người bị ù tai sẽ có các triệu chứng sau:
- Phía trong tai có cảm giác đau nhức, hơi nhói;
- Thường xuất hiện tiếng ù ù bên trong tai;
- Khả năng nghe âm thanh kém đi, nghe không rõ, không phân biệt những âm thanh tương tự nhau;
- Cả giác áp lực trong tai, bị đầy tai;
- Tiếng ù trong tai lớn khiến bạn khó tập trung nghe âm thanh thật và dễ xuất hiện và tự mất đi nhanh chóng.
Một số triệu chứng, dấu hiệu nặng hơn như mất khả năng nghe, xuất huyết tai, nôn, ói, chóng mặt.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ù tai không nguy hiểm nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên và không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nghe của bạn. Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:
- Bị ù tai sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm lạnh, cảm gió.
- Ù tai kéo dài, không cải thiện trong vòng 1 tuần.
- Ù tai xuất hiện bất thường.
- Ù tai khiến bạn cảm thấy chóng mặt, nghe không rõ, ảnh hưởng đến khả năng nghe.
Cơ địa mỗi người sẽ có kế hoạch khắc phục ù tai khác nhau nên việc lắng nghe hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh chóng loại trừ bệnh ù tai, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến ù tai
Ù tai phản ánh các vấn đề liên quan đến cơ quan thính giác, bao gồm tai. Chứng ù tai có thể do tắc nghẽn ống tai bởi các vật lạ hoặc do tình trạng sức khỏe sau:
- Tuổi tác (lớn tuổi) khiến thính giác kém đi hoặc mất thính giác.
- Người mắc bệnh nhiễm trùng tai và xoang.
- Người mắc bệnh tim và mạch máu.
- Bệnh mất trí (lẫn).
- Thay đổi nội tiết ở nữ, bất thường tuyến giáp, u não,…
- Bệnh xơ cứng mang tai, u lành tính trong tai.
- Tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến chức năng nghe như thuốc điều trị trầm cảm, thuốc tiểu đường, thuốc cao huyết áp…
Những nguyên nhân do môi trường, sinh hoạt:
- Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, âm thanh lớn sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thính giác làm thủng màn nhĩ gây ù tai đột ngột.
- Thói quen nghe nhạc lớn, đeo tai nghe thường xuyên hay nói to, la hét.
- Sử dụng chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,… thường xuyên.
- Để nước vào tai, không vệ sinh tai, ống tai bị nghẹt do bị vật cản khiến hệ thần kinh và ống tai không còn nhạy cảm với âm thanh.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ ù tai?
Tình trạng ù tai xảy ra khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi nhất là nam giới.
Yếu tố làm tăng nguy cơ ù tai, bao gồm:
- Tiếp xúc với tiếng ồn: tiếng ồn lớn gây hại cho tế bào nhận cảm âm thanh ở tai (có nhiệm vụ truyền âm thanh đến não của bạn). Những người làm nghề sau dễ bị ù tai: thợ mộc, phi công, ca sĩ, công nhân sửa chữa đường phố và những người trồng cây… vì thường xuyên sử dụng các dụng cụ gây tiếng ồn lớn.
- Người lớn tuổi: vì số lượng và chất lượng sợi thần kinh bị suy giảm.
- Có tiền sử bệnh tim mạch, tai.
- Người sử dụng chất kích thích, hút thuốc, caffeine sẽ khiến tình trạng ù tai thêm tồi tệ hơn.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán ù tai
Chẩn đoán bệnh ù tai thông qua:
- Kiểm tra khả năng nghe của bạn với một số loại tiếng ồn nhất định. Những âm thanh bạn nghe được sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân gây ù tai.
- Kiểm tra cử động (di chuyển mắt, nghiến chặt hàm hoặc cử động cổ, cánh tay và chân ), nếu ù tai trở nên tồi tệ hơn thì bác sĩ xác định các bệnh tiềm ẩn cần điều trị.
- Xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI (chụp cộng hưởng từ).
Phương pháp điều trị ù tai hiệu quả
Bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp điều trị để giảm nhẹ tình trạng như:
- Sử dụng thiết bị trợ thính giúp người bị ù tai và mất thính lực nghe rõ hơn.
- Áp dụng các giải pháp chống chứng ù tai trong cuộc sống; ráy tai để giảm chứng ù tai.
- Sử dụng máy phát âm thanh Wearable hoặc Tabletop để tạo âm thanh dễ chịu, giảm ù tai.
- Phương pháp cấy ghép ốc tai ở người bị ù tai nặng.
- Kích thích thay đổi thần kinh trong não và kiềm chế não phản ứng ù tai bằng âm thanh nhỏ kèm nhạc.
- Sử dụng thảo dược chữa chứng ù tai bằng các bài thuốc nam đơn giản.
- Sử dụng thuốc uống để điều trị ù tai.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của ù tai
- Hạn chế và tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Không đến các nơi có tiếng ồn lớn như quán bar, quán nhậu,… nên chọn những địa điểm yên tĩnh, âm thanh nhẹ nhàng, dễ chịu.
- Quản lý tình trạng stress, căng thẳng, mệt mỏi trong công việc và cuộc sống.
- Che kín tai khi làm việc, tiếp xúc máy móc, đi máy bay, bơi nhằm hạn chế sự tác động của tiếng ồn.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.