Mục lục
Vẹo vách ngăn mũi là gì?
Thứ hai ngày 02/04/2018
Tìm hiểu chung
Bệnh vẹo vách ngăn mũi là gì?
Vách ngăn mũi là phần nằm ở phía trước và sau trong hốc mũi, cấu tạo bằng sụn, dài khoảng 5cm. Có thể dùng tay để sờ được.
Vẹo vách ngăn mũi là tình trạng vách ngăn mũi bị vẹo sang một bên, phát triển không bình thường khiến cho người bệnh mắc các bệnh về đường hô hấp trên gây hiện tượng ngủ ngáy,… Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Người bệnh cần điều trị để phòng tránh những tác hại lớn do bệnh gây ra.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của vẹo vách ngăn mũi
Bệnh vẹo vách ngăn mũi gây ra những triệu chứng bất thường khiến người bệnh cảm giác khó chịu như:
- Mũi tiết dịch nhiều: Bệnh kích thích các tuyến dịch trong mũi tiết ra nhiều, gây ra tình trạng chảy dịch nặng kèm mủ (nếu kèm bệnh viêm mũi).
- Đau đầu, chóng mặt: Vách ngăn mũi bị vẹo ở cuốn mũi giữa hoặc cuốn mũi dưới khiến người bệnh cảm giác đau đầu ở bên mũi bị vẹo.
- Tình trạng nghẹt mũi liên tục và kéo dài, khứu giác suy giảm khi vách ngăn vẹo hình chữ C khiến ngạt 1 bên mũi, vẹo hình chữ S sẽ nghẹt cả 2 bên.
- Xương cuốn mũi giữa bị khí quá độ: Niêm mạc phì dầy hoặc vách ngăn mũi vẹo gây sự chèn ép lên cuốn mũi tạo thành lệch ngoài cuốn mũi giữa. Về lâu dài, bệnh không điều trị sẽ phát sinh bệnh viêm xoang hoặc các biến chứng như ù tai, suy giảm thính lực.
- Chảy máu mũi: Niêm mạc khu vực gần vách bị vẹo rất mỏng do phần lồi của sẹo sẽ kích thích sự xâm nhập của bụi bẩn, không khí gây khô niêm mạc, ăn mòn khiến chảy máu mũi.
- Viêm mũi kết cấu do máu lưu thông hạn chế.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh nhân không nên coi thường bệnh vẹo vách ngăn mùi, nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh trên hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn sự phát triển bệnh thành các biến chứng, bệnh khác.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến vẹo vách ngăn mũi
Bệnh vẹo vách ngăn mũi do những nguyên nhân sau:
- Vẹo vách ngăn mũi do tổn thương: Cấu tạo vách ngăn bằng sụn nên rất giòn và dễ bị tổn thương do tác động ngoại lực, rất dễ xuất hiện dị tật nếu sau đó không được điều trị.
- Vẹo vách ngăn mũi do áp lực: Nếu trong mũi có khối u hay dị vật, khoang mũi bị đè ép là nguyên nhân khiến vách ngăn mũi bị vẹo.
- Vẹo vách ngăn do phì đại: Nguyên nhân này xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ, khiến đường hô hấp của trẻ bị gián đoạn, trẻ thường phải thở bằng miệng. Trường hợp này nên điều trị sớm để tránh xương hàm mặt bị dị hình, cong.
- Do bẩm sinh: Trong thời kỳ bào thai, các khớp sụn – xương bị đẩy lệch gây vẹo. Thường không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xương phát triển mới thấy rõ.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị vẹo vách ngăn mũi?
Bất cứ độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Yếu tố làm tăng nguy cơ vẹo vách ngăn mũi, bao gồm:
- Người sử dụng thuốc lá, các chất kích thích.
- Người hay khạc nhổ.
- Gặp chấn thương ở vùng mũi.
Nếu không ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ đồng thời không điều trị kịp thời bệnh vẹo vách ngăn mũi sẽ gây ra những tác hại sau:
- Áp-xe vách ngăn mũi do vi khuẩn, tồn dịch.
- Viêm đường hô hấp trên do dịch chảy tràn xuống mũi gây khó khăn cho việc hít thở của người bệnh, về lâu dài gây viêm nhiễm đường hô hấp.
- Lưu thông khí không tốt gây tình trạng khó thở, thở bằng miệng, ngủ ngáy.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán vẹo vách ngăn mũi
Bác sĩ sẽ chẩn đoán vẹo vách ngăn mũi bằng cách hỏi bệnh sử, xem xét các triệu chứng, khám thực thể và thông qua hình ảnh chụp X-quang mũi để nhìn thấy hình dáng của mũi.
Phương pháp điều trị vẹo vách ngăn mũi hiệu quả
Bệnh vẹo vách ngăn mũi cần được phẫu thuật, chỉnh hình trong đó “Liệu pháp định vị xâm lấn tối thiểu vách ngăn mũi” là biện pháp điều trị nhanh và đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Sử dụng kỹ thuật hiện đại định hình lại vị trí vách ngăn dưới hình ảnh HD từ thiết bị nội soi mũi. Sau đó, còn tái tạo hoặc cải thiện môi trường sinh lý của khoang mũi, tăng khả năng tự hồi phục của các tổ chức sau phẫu thuật, ngăn ngừa tái phát. Phương pháp này áp dụng cho nhiều đối tượng, lứa tuổi mắc vẹo vách ngăn mũi.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh vẹo vách ngăn mũi
Sau phẫu thuật chỉnh vách ngăn người bệnh nên chú ý những vấn đề sau:
- Kiêng rượu bia, thuốc lá.
- Không nên ăn những thực phẩm quá nóng, cứng, quá lạnh, có tính dị ứng, kích thích cao,…
- Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc bình xịt làm ẩm.
- Tránh vận động mạnh, mang vác nặng, chạy bộ,… Đặc biệt chú ý không cúi đầu trong 2 tháng đầu sau phẫu thuật, không xì hơi, dùng tay ngoáy mũi.
- Thực hiện chế độ ăn uống điều độ, lành mạnh, nhiều rau xanh, thực phẩm mát, bổ máu, có lợi cho sức khỏe.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
- Kế hoạch sinh hoạt lành mạnh, khoa học và hạn chế va chạm mạnh đến vùng mũi.
- Thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường hay mắc bệnh vẹo vách ngăn mũi bẩm sinh.
- Thăm khám và điều trị ngay khi bị mắc dị vật trong mũi và các biến chứng trong vách ngăn.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia.
- Không nên sử dụng đồ ăn, uống quá lạnh, quá nóng, quá cay gây kích thích.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.