Mục lục
Viêm da do tiếp xúc là gì?
Viêm da do tiếp xúc là dạng kích ứng da rất phổ biến do tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Bệnh không lây nhiễm, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng làm người bệnh khó chịu. Tùy vào cơ địa của mỗi người sẽ có thể bị kích ứng với những lý do khác nhau.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm da do tiếp xúc
Các triệu chứng của viêm da do tiếp xúc thường chỉ xuất hiện ở vùng bị kích ứng và chỉ có lớp biểu bì và hạ bì của da bị viêm, bao gồm:
- Da khô, đỏ và ngứa;
- Da có thể bị phồng rộp, bên trong có chứa dịch;
- Thời gian điều trị viêm da do tiếp xúc có thể mất vài ngày đến vài tuần trong khi bệnh mề đay có thể hết sau khoảng vài phút đến vài giờ.
Tùy vào từng trường hợp và chất tiếp gây dị ứng, kích ứng sẽ có những biểu hiện trên da khác nhau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được biết thông tin chi tiết.
Nếu biết được căn nguyên gây bệnh, viêm da có thể hết dần sau khi da không còn tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Nhưng với người bị viêm da tiếp xúc mãn tính, tình trạng viêm da vẫn có thể tái phát mặc dù đã loại bỏ được tác nhân gây bệnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh này hầu như không ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe nên không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng chuyển biến xấu dần nếu như người bệnh không biết cách tự chăm sóc. bạn hãy đến bác sĩ để được kiểm tra khi có các vấn đề này xảy ra:
- Phát ban gây ngứa, rát và khó chịu khiến bạn không thể tập trung làm việc hoặc nghỉ ngơi.
- Ban ngứa lan rộng ra những vùng lân cận trên da.
- Sau điều trị vài tuần, ban vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
- Ban nổi ở bộ phận sinh dục.
- Tự ý dùng các thuốc không theo chỉ dẫn bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến viêm da do tiếp xúc
Nguyên nhân gây viêm da do tiếp xúc chủ yếu là do da tiếp xúc với các loại chất gây dị ứng hoặc kích ứng da. Như đã nói còn tùy vào cơ địa của mỗi người mà có thể bị viêm da do những chất khác nhau.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc phải viêm da do tiếp xúc?
Viêm da do tiếp xúc là căn bệnh có thể mắc phải với bất kì ai, chỉ tính tại nước Mỹ đã có hơn 50% những người trưởng thành đã mắc bệnh ít nhất 1 lần.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm da do tiếp xúc, bao gồm:
- Một số chất hóa học, thành phần thuốc có kháng sinh, tiếp xúc với chất tẩy rửa,… có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng.
- Các loại như cao su, lông vật nuôi trong nhà, thực phẩm, gia vị, nước hoa, mỹ phẩm, môi trường lạ,… cũng có thể làm bạn bị viêm da tiếp xúc do kích ứng.
Bạn có thể sẽ không bị viêm da ngay lần đầu tiếp xúc với các chất này. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không làm ảnh hưởng đến da của bạn. Khi tiếp xúc nhiều với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng da, da của bạn sẽ dần dần phát ra tín hiệu cảnh báo rằng nó đang bị xâm hại. Để biết rõ rằng mình bị dị ứng, kích ứng với cái gì, bạn chỉ cần thường xuyên chú ý đến những biểu hiện của cơ thể khi tiếp xúc với mọi thứ, đặc biệt là các chất đã nêu trên.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm da do tiếp xúc
Hiện nay, những kỹ thuật y tế hiện đại có thể giúp bạn tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc và có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh tình của bạn.
Để chẩn đoán, bác sĩ có thể tiến hành các phương pháp sau:
- Khám da và xem xét các biểu hiện lâm sàng, đồng thời hỏi bệnh nhân các chất mà bệnh nhân thường tiếp xúc trong khoảng thời gian gần nhất trước khi mắc bệnh.
- Kiểm tra mức độ dị ứng trên da bằng cách đưa một vài loại chất được nghi ngờ gây dị ứng lên da và theo dõi theo dõi biểu hiện cũng như mức độ nhảy cảm của da với những chất này.
Phương pháp điều trị viêm da do tiếp xúc hiệu quả
Khi được rõ về nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, điều đầu tiên là bạn cần tránh tiếp xúc với chất đó hoặc là hạn chế vào những vùng tồn tại chất gây dị ứng, kích ứng. Ngoài ra, tùy thuộc vào chất gây dị ứng cho bạn là gì mà bạn sẽ phải có những phương pháp tự đề phòng riêng. Chẳng hạn, nếu bạn dị ứng với hóa chất tẩy rửa thì bạn nên hạn chế sử dụng, hoặc đeo bao tay khi cần thiết phải tiếp xúc với chúng.
Một số loại thuốc có thể được kê đơn để điều trị viêm da tiếp xúc như:
- Thuốc kháng viêm steroid dạng đắp ngoài da hoặc uống.
- Thuốc kháng histamin nhằm ức chế miễn dịch để hạn chế cơn ngứa.
Dùng các loại kem dưỡng da nhẹ dịu và tắm bằng bột yến mạch để giảm hiện tượng chảy mủ nếu như da bị phồng rộp khi cần.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm da do tiếp xúc
- Dùng các loại sửa tắm, nước rửa tay, sửa rửa mặt nhẹ dịu, không gây kích ứng da.
- Không dùng các loại dung dịch xịt phòng, hương liệu khử mùi nhà tắm, nước hoa nếu bạn bị dị ứng với mùi hương hoặc là thành phần có chất gây dị ứng.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi tiếp xúc với các chất hóa học hoặc chất dễ gây dị ứng.
- Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý chữa trị hay tác động đến vùng da bị viêm khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Đến gặp bác sĩ nếu trong thời gian điều trị xảy ra những biến chứng bất thường.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.