Mục lục
Viêm mống mắt thể mi là gì?
Tìm hiểu chung
Viêm mống mắt thể mi là gì?
Viêm mống mắt thể mi là viêm phần giữa của mắt hay còn gọi là viêm màng bồ đào trước. Bệnh do yếu tố tại mắt, các nguyên nhân toàn thân hay một số trường hợp không rõ căn nguyên. Khi bị viêm mống mắt thể mi, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức mắt và giảm thị lực. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh rát có thể sẽ gây mù lòa mắt.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm mống mắt thể mi
- Mắt đau dai dẳng;
- Thị lực giảm, chỉ thấy rõ hơn vào ban đêm;
- Chảy nước mắt;
- Nhảy cảm với ánh sáng;
- các mạch máu ở mắt giãn to, chuyển sang màu tím và ngoằn ngoèo;
- Có thể gây sốt, kém ăn, mất ngủ.
Biến chứng có thể gặp khi viêm mống mắt thể mi
Nếu viêm mống mắt không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
- Đục thủy tinh thể: Thấu kính của mắt bị đục.
- Bệnh tăng nhãn áp: Áp lực tỏng mắt tăng lên đột ngột, có thể dẫn đến mù lòa.
- Thoái hóa giác mạc: Có thể làm mất tầm nhìn của mắt.
- Phù trong võng mạc: Sưng tấy và chứa dịch trong võng mạc ở mặt sau của mắt; làm giảm thị lực trung tâm.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi có hiện tượng mắt đau nhức kèm theo các triệu chứng khác thường về mắt, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được kiểm tra. Viêm mống mắt thể mi là một căn bệnh nhãn khoa nguy hiểm, bạn không nên xem thường. Việc điều trị sớm có thể giúp bạn ngăn chạn việc bị mất thị lực do bệnh gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến viêm mống mắt thể mi
Nguyên nhân gây viêm mống mắt thể mi thường không thể xác định được. Nó có thể bắt nguồn từ những vấn đề tại mắt hoặc bắt nguồn từ những vấn đề ở các vùng lân cận của mắt hoặc toàn cơ thể.
Nguyên nhân từ mắt:
- Do chấn thương mắt: Có thể là chấn thương bởi lực, nhiệt hoặc hóa chất.
- Do san thương sau phẫu thuật;
- Tự kháng nguyên thủy tinh thể.
Nguyên nhân từ các bộ phận lân cận:
- Viêm các bộ phận khác trong mắt như viêm giác mạc, viêm củng mạc;
- Nhiễm khuẩn răng, lợi;
- Viêm xoang.
Nguyên nhân toàn thân:
- Có thể bị nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng đến mắt, bao gồm các bệnh có khả năng lây nhiễm cao như bệnh lao, giang mai;
- Nhiễm virus;
- Nhiễm ký sinh trùng.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ viêm mống mắt thể mi?
Viêm móng mắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng.
Tình trạng viêm móng mắt có thể nhanh chóng phát triển nặng hơn nếu có các yếu tố sau:
- Mắc các bệnh lây qua đường sinh dục như giang mai, lậu, HIV.
- Bị rối loạn tự miễn hoặc hệ thống miễn dịch gặp tổn thương.
- Viêm khớp dạng thấp.
- Mắc bệnh giời leo.
- Mang kiểu gen HLA – B27.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm mống mắt thể mi
Một số các xét nghiệm có thể được tiến hành để hỗ trợ chẩn đoán bệnh chính xác hơn như:
- Kiểm tra các tổn thương bên ngoài: Bác sĩ có thể dùng đèn pin chuyên dụng để kiểm tra đồng tử và dấu hiệu rử mắt.
- Kiểm tra tầm nhìn của mắt.
- Kiểm tra bên trong mắt: Dùng thuốc nhỏ làm giãn đồng tử, sau đó dùng kính hiển vi có đèn rọi vào bên trong mắt để kiểm tra dấu hiệu của viêm mống mắt; gồm có sự xuất hiện của các tế bào máu trắng và điểm protein mờ.
- Viêm mống mắt có thể liên quan đến tăng nhãn áp. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra xem áp lực nội nhan có tăng cao hay không để xác định nguyên nhân gây viêm mống mắt.
- Xét nghiệm máu, X-quang cũng có thể được áp dụng để điều tra nguyên nhân gây bệnh.
Phương pháp điều trị viêm mống mắt thể mi hiệu quả
Trong điều trị viêm mống mắt thể mi, điều quan trọng nhất là làm giảm các triệu chứng, cơn đâu do bệnh gây ra và ngăn chặn sự giảm thị lực của mắt.
Điều trị từ nguyên nhân:
Sau khi kết hợp các phương pháp xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây viêm mống mắt, cần kết hợp với các chuyên khoa liên quan đến nguyên nhân gây bệnh để phối hợp điều trị triệt để.
Điều trị tại mắt:
- Chống dính: Đây là phương pháp điều trị nhằm ngăn chặn mống mắt dính vào thể thủy tinh (trong tư thế đồng tử co lại) để tránh biến chứng nặng nề. Dùng atropin 1% nhỏ vào mắt 1 – 2 lần/ngày; nên sử dụng ngay sau khi phát hiện bị viêm mống mắt. Tuyệt đối không dùng các thuốc làm co đồng tử.
- Chống viêm: Dùng thuốc chống viêm cho mắt, có thể dùng corticosteroids dạng tiêm hoặc dạng tra mắt bằng thuốc nước và thuốc mỡ.
- Tăng cường bổ sung các loại vitamin A, B, C, D.
- Để mắt thư giãn bằng cách dùng gặc y tế, băng mắt hoặc đeo kính mắt bảo hộ.
- Điều trị các biến chứng nếu có.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm mống mắt thể mi
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
- Lựa chọn thực phẩm bổ sung vitamin A, B, C, D.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.
- Thăm khám định kì để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Bạn nên tạo dựng những thói quen tốt trong sinh hoạt và có một cuộc sống lành mạnh để ngăn chặn các nguy cơ gây viêm mống mắt.
Nếu viêm mống mắt xảy ra biến chứng, điều trị bằng cách phẫu thuật có thể được áp dụng. Tuy nhiên, việc này lại thường đem lại kết quả không như ý và bệnh thường tái phát, nên cách tốt nhất là chúng ta nên phòng ngừa và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện bệnh.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.