Mục lục
Viêm mũi dị ứng là gì?
Tìm hiểu chung
Viêm mũi dị ứng là gì?
Viêm mũi dị ứng là bệnh khá phổ biến liên quan đến các bệnh lý về tai – mũi – họng. Bệnh xảy ra khi mũi bị viêm, sưng tấy do các tác nhân trong và ngoài cơ thể như bụi, khói, lông, tơ, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí… làm kích ứng mũi. Viêm mũi dị ứng gây khó chịu cho người bệnh trong thời gian dài, ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt và làm việc. Chúng ta thường thấy bệnh có liên quan đến viêm tai giữa, viêm mũi xoang, suyễn…
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Viêm mũi dị ứng
Người mắc bệnh viêm mũi di ứng thường có những dấu hiệu sau:
- Có cảm giác bị cảm kéo dài;
- Tình trạng nghẹt mũi, hắt xì hơi, chảy mũi loãng kéo dài;
- Đau đầu, ù tai, đau tai, kém tập trung;
- Đau họng và khạc đàm;
- Ho, ho khan;
- Ngủ không sâu giấc, ngáy, rối loạn giấc ngủ;
- Người có dấu hiệu ngứa mắt, chảy nước mắt, phù nề.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, điều trị khắc phục khi xuất hiện các dấu hiệu trên nhằm ngăn chặn sự phát triển của bệnh đồng thời hạn chế ảnh hưởng không tốt đến công việc, hoạt động thường ngày.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng là một bệnh về hệ miễn dịch, khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức đối với các thành phần vô hại trong môi trường hoặc với các vi khuẩn, virus xâm nhập qua niêm mạc mũi sẽ gây ra các dị ứng ở lớp niêm mạc phủ ở bề mặt mũi, các xoang và vùng mắt.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ viêm mũi dị ứng?
Bệnh viêm mũi dị ứng khá phổ biến nên bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh nếu không có cách phòng chống, ngăn ngừa nhiễm bệnh đúng cách. Bệnh thường xảy ở những người dưới 45 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 21 – 30. Bệnh xuất hiện nhiều ở giai đoạn chuyển mùa, thay đổi thời tiết.
Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm mũi dị ứng, bao gồm:
- Khí hậu khắc nghiệt khiến thời tiết thay đổi bất thường.
- Ô nhiễm môi trường, khói bụi.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm mũi dị ứng
Phương pháp chẩn đoán bệnh:
- Tìm hiểu tiền sử bệnh dị ứng: Phương pháp quan trọng trong việc xác định được một hoặc nhiều nhóm nguyên nhân gây bệnh. Phương pháp này khai thác tiền sử bệnh dị ứng của người bệnh theo di truyền gia đình (cha, mẹ, anh , chị,…) hay tiền sử bệnh của bản thân (mề đay, hen phế quản dị ứng, eczema dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, phù mặt khi tiếp xúc hóa chất, sơn).
- Khám lâm sàng: Bác sĩ tiến hành khám theo triệu chứng liên quan đến các bệnh về cảm, cúm, thay đổi thời tiết, thói quen sinh hoạt,…
- Triệu chứng cơ năng như hắc xì hơi, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi,… từ đó tìm ra triệu chứng gây khó chịu nhất.
- Triệu chứng thực thể: thông quan việc quan sát niêm mạc (màu sắc nhợt, phù nề); cuốn mũi (thái hóa, quá phát, dịch mũi trong sau đó đục).
Các xét nghiệm thường dùng:
- Xét nghiệm tế bào dịch mũi tìm bạch cầu Eosinophil (Eo).
- Xét nghiệm kháng thể dị ứng IgE.
- Test các tác nhân được nghi ngờ có thể gây dị ứng lên da người bệnh để phát hiện sự mẫn cảm của cơ thể.
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Điều trị viêm mũi dị ứng phải bắt đầu từ việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh nhằm mang đến hệ miễn dịch tốt cho bệnh nhân. Bác sĩ là người đưa ra các điều trị bệnh theo một thứ bậc rõ ràng như sau:
- Điều trị bệnh bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây bệnh như đối phó với bụi nhà, nấm; tránh xa các tác nhân gây bệnh;… giúp cải thiện kết quả điều trị.
- Điều trị liệu pháp tăng hệ miễn dịch giúp tăng khả năng kháng bệnh.
- Liệu pháp corticoid; sử dụng thuốc kháng sinh histamin điều trị triệu chứng bệnh.
- Phẫu thuật giải quyết các dị hình hốc mũi.
Điều trị bằng giải mẫn cảm đặc biệt:
Nếu điều trị bằng loại bỏ nguyên nhân gây bệnh cũng như kháng sinh mà bệnh vẫn không hết thì bệnh nhân được áp dụng các điều trị giải mẫn cảm đặc biệt. Bệnh nhân sẽ được tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi chất kháng nguyên gây bệnh với nồng độ tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm mũi dị ứng
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, nhất là vùng cổ, ngực và mũi.
- Không nên tắm nước lạnh.
- Tránh hít phải nguồn khí lạnh, khô.
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như: bụi, khí thải, vi khuẩn, nấm mốc, khói thuốc lá, hóa chất… Nên sử dụng khẩu trang hoạt tính khi làm việc trong môi trường độc hại, ô nhiễm, khi đi ra ngoài đường.
- Vệ sinh tai, mũi , họng đúng cách sẽ làm sạch sẽ đường hô hấp và khiến đẩy lùi sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Uống nhiều nước giúp dịch tiết mũi lỏng hơn, chất nhầy thoát ra ngoài một cách dễ dàng hơn, tránh ứ đọng, gây viêm nhiễm.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thuốc xịt mũi, rửa mũi,… Nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, giúp thông thoáng mũi, tạo điều kiện tốt cho thuốc xịt mũi tác dụng trên niêm mạc.
Những phương pháp phòng bệnh hiệu quả
- Tốt nhất nên tránh tiếp xúc với mầm bệnh để phòng ngừa các triệu chứng gây bệnh.
- Giữ gìn nhà cửa luôn sạch, thoáng khí, hút khói bụi thường xuyên. Hạn chế nuôi thú cưng, nếu nuôi nên vệ sinh sạch sẽ, không để lông động vật rơi vãi, diệt chuột, gián.
- Loại bỏ các dụng cụ, đồ đạc bị nấm mốc, dọn dẹp những nơi thiếu ánh sáng, phơi khô chiếu, mền, thảm, hoa khô.
- Bạn nên duy trì thói quen sạch sẽ, kỷ luật tốt có thể phòng tránh và loại trừ các căn bệnh khó chịu này.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.