Mục lục
Viêm xoang mạn tính là gì?
Tìm hiểu chung
Viêm xoang mạn tính là gì?
Viêm xoang mạn tính (viêm xoang mãn tính) là tình trạng các khoảng trống trong mũi (xoang bị viêm và sưng kéo dài hơn 8 tuần hoặc tái phát trở lại trong vòng vài tháng đến vài tuần dù bạn đã có hoặc chưa điều trị. Do bị sưng, viêm nên mũi làm cản trở lưu thông của các chất dịch gây ra dịch mủ, khiến người bệnh khó chịu khi thở bằng mũi và khu vực xung quanh mắt, khuôn mặt có thể bị sưng, có cơn đau nhói mặt hay đau đầu.
Viêm xoang mạn tính có thể bị gây ra bởi nhiễm trùng hoặc bởi khối u trong xoang hoặc lệch vách ngăn mũi.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm xoang mạn tính
Người mắc bệnh viêm xoang mạn tính sẽ có những triệu chứng:
- Mũi hoặc phía sau cổ họng thoát ra nước màu vàng hoặc hơi xanh;
- Người bệnh khó thở do có vật cản trở hoặc tắc nghẽn mũi;
- Vùng mặt đau, đau vùng mắt, má, mũi, trán,…
- Đau nhức vùng hàm răng trên;
- Ho, đặc biệt nhiều vào ban đêm;
- Giảm cảm giác mùi, hương vị.
Ngoài ra, chúng ta dễ nhận biết bởi các triệu chứng khác như:
- Đau tai, đau họng.
- Tình trạng hơi thở hôi.
- Mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn.
Dấu hiệu của bệnh viêm xoang mạn tính cũng tương tự như viêm xoang cấp tính, có điều tình trạng bệnh kéo dài hơn, tái bệnh nhiều lần, gây cảm giác mệt mỏi.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh viêm xoang mạn tính khó điều trị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, hoạt động của người bệnh. Hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám khi:
- Có tiền sử bệnh viêm xoang, bệnh kéo dài hơn 7 ngày.
- Các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng, không hết.
- Xuất hiện bệnh có dấu hiệu nhiễm trùng như đau, sưng vùng mắt, trán sưng, đau đầu dữ dội, trí nhớ giảm, đau cổ, tầm nhìn thay đổi.
Mỗi người có một cơ địa khác nhau, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến viêm xoang mạn tính
Bệnh viêm xoang mạn tính do 3 nguyên nhân chính sau:
Nguyên nhân tại chỗ:
- Người bệnh có tiền sử mắc bệnh viêm xoang cấp tính, do virus, vi khuẩn gây nên.
- Do bệnh nhiễm trùng răng nhưng không biết mà điều trị.
- Do dị ứng mũi xoang bẩm sinh.
- Do vẹo vách ngăn, cuống mũi quá phát ảnh hưởng đến dẫn lưu và gây nên viêm xoang.
Nguyên nhân tổng thể cơ thể:
- Cơ thể có sức đề kháng yếu, suy nhược, dễ nhiễm bệnh.
- Rối loạn chuyển hoá can-xi, photpho, rối loạn chuyển hoá nước, rối loạn vận mạch, nội tiết.
- Do các bệnh mạn tính như lao, tiểu đường, viêm phế quản mạn, viêm thận.
- Mắc bệnh HIV/AIDS.
- Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản: do dịch vị axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản, họng, thanh quản gây ra viêm nhiễm vùng.
Một số nguyên nhân ngoại lai khác như:
- Chấn thương do tác động ngoại lực như nhảy cầu, bị tai nạn, vật cứng đập vào mũi.
- Sự thay đổi thời tiết và áp suất không khí.
- Làm việc trong môi trường khói bụi độc hại lâu ngày.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ bị viêm xoang mạn tính?
Bệnh viêm xoang mạn tính gặp ở nhiều lứa tuổi, giới tính; trong đó trẻ em, người cao tuổi là nhóm mắc bệnh nhiều nhất.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm xoang mạn tính, bao gồm:
- Vệ sinh mũi không hợp lý.
- Chăm sóc sức khỏe không đủ chất.
- Sử dụng chất kích thích, bia rượu.
- Thói quen sinh hoạt không tốt.
- Không tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm xoang mạn tính
Để tìm ra nguyên nhân của triệu chứng, bác sĩ sẽ tìm cảm giác đau ở mũi hay cổ họng bằng việc sử dụng một công cụ để giữ mũi mở và áp dụng các loại thuốc co rút mạch máu ở mũi nhằm kiểm tra bên trong mũi kỹ hơn. Sau đó, bác sĩ tìm hiểu mũi bị viêm hoặc chất lỏng bằng cách soi một ánh sáng vào mũi. Kết quả kiểm tra trực quan này sẽ giúp bác sĩ loại trừ các điều kiện vật lý kích hoạt viêm xoang, như polyp mũi hoặc bất thường khác.
Phương pháp chẩn đoán viêm xoang mạn tính bằng hình ảnh:
- Nội soi mũi để kiểm tra trực quan bên trong mũi.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng (MRI) có thể hiển thị chi tiết hình ảnh xoang mũi và khu vực. Qua kết quả, bác sĩ xác định viêm sâu hoặc những nơi tắc nghẽn khó phát hiện bằng cách sử dụng nội soi.
- Xét nghiệm một mẫu dị ứng nhằm xác định viêm xoang mạn tính do dị ứng và có phương pháp loại trừ nguyên nhân đó.
Phương pháp điều trị viêm xoang mạn tính hiệu quả
Điều trị bệnh viêm xoang mạn tính trong một thời gian dài và phải đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp cho người bệnh.
Phương pháp điều trị nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh:
- Nước muối sinh lý: Nhỏ hoặc xông mũi với nước muối sinh lý giúp dịch trong mũi dễ lưu thông và rửa sạch các chất kích ứng mũi.
- Corticosteroid uống hoặc tiêm: Thuốc này được dùng giảm viêm với trường hợp viêm xoang nặng, đặc biệt là do polyp mũi. Thuốc có thể gây tác dụng phụ trong thời gian dài nên chỉ sử dụng khi bệnh nặng và có sử chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh:
- Nguyên nhân là do dùng thuốc kháng viêm không steroid (aspirin), bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm giảm nhảy cảm với aspirin. bạn có thể được tăng liều dùng aspirin mỗi ngày để nâng sức chịu đựng với thuốc. Việc này cần có sự theo dõi trực tiếp của bác sĩ.
- Nguyên nhân do nhiễm trùng, bạn sẽ được dùng kháng sinh để chống vi khuẩn. Khi bác sĩ nghi ngờ viêm xoang do một nguyên nhân khác có yếu tố nhiễm trùng thì có thể dùng kháng sinh kèm với thuốc điều trị khác.
- Nguyên nhân do dị ứng: Dùng thuốc miễn dịch để giảm sự kích ứng ủa cơ thể đối với tác nhân gây dị ứng.
Nếu điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi xoang mũi. Tùy thuộc vào vị trí bị tắc nghẽn, bác sĩ sẽ loại bỏ mô hoặc polyp mũi.
Một phương pháp khác là phẫu thuật nới rộng lỗ thoát của xoang.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm xoang mạn tính
- Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, nước trái cây, sữa,… sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt chống lại nhiễm trùng, tăng tốc độ phục hồi. Ngoài ra, nước giúp làm loãng chất nhầy tiết ra và thúc đẩy thoát nước.
- Thực hiện rửa sạch mũi trước và mũi sau, xì mũi để dịch nhầy, mủ thoát ra dễ dàng.
- Xông hơi bằng nước ấm hoặc nước muối để giúp giảm đau và giúp tiêu hao chất nhầy.
- Làm ấm quanh mũi, má và đôi mắt để làm giảm sưng.
- Hạn chế và tránh các đồ uống có chứa caffeine hoặc rượu.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
- Chăm sóc sức khỏe khi bị nhiễm lạnh.
- Vệ sinh tay thường xuyên.
- Cẩn thận với thực phẩm gây dị ứng.
- Tránh tiếp xúc với khói thuốc, không khí ô nhiễm.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí trong nhà.
- Tránh nhiễm trùng hô hấp trên.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước các bữa ăn.
- Nếu không khí trong nhà khô, thêm độ ẩm cho không khí có thể giúp ngăn ngừa viêm xoang. Hãy đảm bảo độ ẩm sạch sẽ, thường xuyên làm sạch nấm mốc kỹ lưỡng.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.