Mục lục
Xơ nang là gì?
Tìm hiểu chung
Xơ nang là gì?
Bệnh xơ nang hay gọi đầy đủ là bệnh u xơ nang là căn bệnh kéo dài suốt đời, cơ thể tiết nhiều mồ hồi và dịch nhầy. Dịch nhầy là chất dịch trơn, hơi dính có chức năng làm trơn và bảo vệ màng nhầy; khi mắc bệnh xơ nang dịch nhầy này sẽ dày và dính hơn mức bình thường làm nhiễm trùng, tắc nghẽn phổi.
Không chỉ thế, lượng dịch nhầy trên còn ảnh hưởng xấu đến tụy, cụ thể làm cho enzyme tiêu hóa không thể đến ruột non, chất dinh dưỡng vì thế không thể hấp thụ đi nuôi cơ thể.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của xơ nang
Bệnh xơ nang sẽ có những triệu chứng khác nhau ở mỗi cá nhân người bệnh và từng thời kỳ bệnh khác nhau:
Triệu chứng ở hệ tiêu hóa:
Do dịch nhầy gây nghẹt ở tuyến tụy, enzyme không thể đến ruột non để hấp thụ chất dinh dưỡng. Các bệnh nhân có thể ăn rất ngon miệng nhưng không tăng cân, bị tiêu chảy mãn tính, phân có mùi hôi nặng.
Trường hợp xơ nang nặng có những triệu chứng khác như: Tiểu đường, bệnh về gan, sa trực tràng, viêm tuyến tụy, sỏi mật,…
Triệu chứng ở hệ hô hấp:
Dịch nhầy tích tụ trong hệ thống hô hấp tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây nhiễm trùng. Đường hô hấp không những tắc nghẽn mà còn có đờm nhầy, gây ho có khi có cả máu.
Xơ nang còn khiến bệnh nhân mắc viêm xoang, viêm phổi hay viêm phế quản, nguy hiểm hơn gây giãn phế quản, tràn dịch phổi. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh này và các triệu chứng thường không xuất hiện trong thời kỳ đầu.
Triệu chứng ở hệ sinh dục:
- Mật độ xương thấp;
- Loãng xương;
- Mồ hôi có vị mặn hoặc rất mặn do phân tử muối bị đào thải qua tuyến mồ hồi, cơ thể mất nhiều nước;
- Ở nữ giới: dịch nhầy chặn ở cổ tử cung nên khó đậu thai;
- Ở nam giới: Vô sinh do không có ống dẫn tinh.
Còn những dấu hiệu và triệu chứng khác nữa, những điều trên là những điều cơ bản nhất, thường gặp ở bệnh nhân xơ nang.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu nhận thấy sự xuất hiện của các triệu chứng trên ở bản thân hay người thân thì hãy đến ngay bệnh viện để làm các xét nghiệm kiểm tra. Nếu xuất hiện triệu chứng khó thở nguy cấp hãy gọi cấp cứu ngay.
Cơ thể và tình trạng bệnh lý ở mỗi người là khác nhau, hãy lắng nghe mọi chỉ định của bác sĩ, đó là cách tốt nhất dành cho người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến xơ nang
Do khiếm khuyết CFTR trong gen, vốn có chức năng tạo ra loại protein điều khiến phân tử muối và nước bên trong lẫn bên ngoài tế bào cơ thể. Các protein được tạo ra bị lỗi, hoạt động không tốt nên mồ hôi ngày càng mặn do thừa muối, dịch nhầy dày và dính hơn.
Bệnh xơ nang là bệnh di truyền, đứa trẻ sinh ra buộc phải thừa hưởng gen bệnh xơ nang từ bố hoặc mẹ, hoặc cả bố lẫn mẹ.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ mắc bệnh xơ nang?
Hiện nay, có hai yếu tố cơ bản nhất làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh xơ nang, gồm:
- Chủng tộc: Bệnh đặc biệt phổ biến với những người da trắng có nguồn gốc tổ tiên Bắc Âu. Tuy nhiên, hiện nay bệnh này xảy ra ở mọi chủng tộc.
- Tiểu sử nhân thân: Như đã nói đây là bệnh di truyền, thế hệ tiếp nối sẽ mắc bệnh nếu thế hệ trước đó có người mắc bệnh.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán xơ nang
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện nhiều phương pháp xét nghiệm và dựa vào kết quả để chẩn đoán:
- Xét nghiệm phân và máu: Kiểm tra mức độ ảnh hưởng đến tụy.
- Chụp X-quang ngực: Kiểm tra phổi.
- Xét nghiệm máu di truyền: Theo dõi sự thay đổi của tế bào.
- Xét nghiệm tiết mồ hôi: Đo lường lượng muối trong mồ hôi (thực hiện ở trẻ em) để biết trẻ có mắc bệnh hay không.
Lưu ý: Bệnh này có thể được chuẩn đoán trước khi thai phụ sinh con.
Phương pháp điều trị xơ nang hiệu quả
Bệnh xơ nang chưa có cách điều trị hoàn toàn dứt điểm, nhưng vẫn có những giải pháp hạn chế các triệu chứng của bệnh:
- Thuốc kháng sinh để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Thuốc làm dịch nhầy lỏng hơn chống lại tình trạng tắc đường thở.
- Bổ sung enzyme cho tuyến tụy.
- Phẫu thuật nếu tắc nghẽn ở đường ruột. Nếu khó thở ở mức nghiêm trọng thì việc cấy ghép phổi là giải pháp tối ưu nhất được khuyên để thực hiện.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của xơ nang
- Lắng nghe các chỉ dẫn của bác sĩ, đi khám đúng lịch, uống thuốc đều đặn.
- Chích ngừa cúm mỗi năm.
- Tránh xa các nguồn nguy hại gây kích ứng phổi, người bệnh về đường hô hấp.
- Tập thể dục mỗi ngày. Uống nhiều nước.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng lành mạnh, đặc biệt protein chứa chất béo có lợi.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.