Mục lục
Yếu sinh lý là gì?
Tìm hiểu chung
Yếu sinh lý là gì?
Yếu sinh lý còn gọi là rối loạn cương dương, hay còn có cái tên bình dân khác thường được nhắc đến là “bất lực”. Đó là khi dương vật không còn làm được cái việc mà đúng ra nó phải làm, không có biểu hiện cương cứng trong quá trình quan hệ tình dục, mặc dù đã có một khoảng thời gian dài để tạo nên khoái cảm. Dương vật không cương cứng dẫn đến khó đưa vào âm đạo của người phụ nữ, và quá trình quan hệ tình dục cũng khó có thể diễn ra được.
Ngoài ra yếu sinh lý còn dẫn đến hệ lụy là suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn người bình thường. Hơn thế nữa cánh mày râu cũng thường mặc cảm vì chuyện tế nhị này mà không muốn bày tỏ bệnh của mình.
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng khi bị yếu sinh lý
Triệu chứng điển hình của yếu sinh lý ở nam giới là bất lực thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại để được sự cương cứng. Các biểu hiện có thể kể đến như sau:
- Rối loạn cương dương: Dương vật không đủ hay không giữ được độ cứng làm mất khả năng đi vào âm đạo khi giao hợp;
- Rối loạn cương dương (liệt dương) còn có hiện tượng : dương vật bị mềm sớm trước khi xuất tinh; thiếu cảm hứng tình dục; không xuất tinh; xuất tinh sớm; thiếu hay mất cực khoái;
- Rối loạn xuất tinh: Nam giới hưng phấn cao độ nhưng không thể xuất tinh bình thường, thậm chí là không xuất tinh;
- Suy giảm chức năng tình dục: Cảm giác ham muốn giảm hoặc mất dần;
- Đau nhức khi quan hệ tình dục: Nam giới có cảm giác đau nhức khi cương cứng, do bị kích thích nên quy đầu dương vật, bao quy đầu đau khi xuất tinh, tiểu buốt tiểu rát sau khi xuất tinh…
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Khi nam giới có các biểu hiện như giảm ham muốn tình dục, dương vật khó hay thậm chí là không cương cứng kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống tình dục thì nên đến phòng khám chuyên khoa để nhận tư vấn và điều trị. Bệnh nhân không nên có cảm giác xấu hổ và e ngại với bệnh lý của mình, cần chia sẻ và tích cực điều trị để bệnh chuyển biến tốt.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân dẫn đến yếu sinh lý
Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến yếu sinh lý như:
- Tuổi: càng lớn tuổi thì càng dễ bị hơn.
- Mắc các bệnh mạn tính: tiểu đường, tim mạch, suy thận, suy gan,… các bệnh về nội tiết như cường giáp.
- Uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá.
- Phẫu thuật: ở cột sống, vùng chậu, tuyến tiền liệt…
- Chấn thương ở vùng đầu, cột sống, vùng sinh dục…
- Sử dụng thuốc: an thần, thuốc điều trị tâm thần, cao huyết áp, thuốc dạ dày, lợi tiểu…
- Thần kinh căng thẳng, làm việc quá sức dẫn đến stress.
- Cảm xúc tiêu cực kéo dài.
- Nội tiết: Tỷ lệ kích tố nam testosteron huyết tương giảm sẽ làm giảm hưng phấn và giảm ham muốn tình dục.
Nguy cơ mắc phải
Những ai có nguy cơ yếu sinh lý?
Yếu sinh lý là một loại bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện nay với 25% trường hợp nam giới mắc bệnh. Bệnh còn có nguy cơ mắc phải cao hơn ở:
- Nhóm người lớn tuổi, càng lớn tuổi càng dễ bị.
- Người mắc tiểu đường, tim mạch, suy gan, thận.
- Có khiếm khuyết dương vật hay dị tật bẩm sinh.
- Người thường hút thuốc lá và uống rượu bia nhiều cũng có ảnh hưởng.
Điều trị hiệu quả
Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh yếu sinh lý
Bệnh nhân sẽ được bác sĩ hỏi về bệnh sử và làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: nội tiết tố nam giới, xét nghiệm sinh hoá máu, điện tim, siêu âm tim,… để cho ra được kết quả chẩn đoán chính xác nhất và thiết lập phương pháp điều trị.
Phương pháp điều trị yếu sinh lý hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. Cần lưu ý rằng để điều trị bệnh nên tập trung vào điều trị từ chất lượng bên trong cơ thể:
- Theo nguyên nhân bệnh lý: Cần giải quyết các vấn đề về sức khỏe như tim mạch, tiểu đường, suy gan thận… là tác nhân gây yếu sinh lý thì bệnh mới khỏi được.
- Chữa bằng thuốc.
- Dùng thiết bị hút chân không (đặt dương vật vào và hút tất cả không khí ra), giúp thúc đẩy lượng máu trong cơ thể chạy vào dương vật.
- Điều trị tâm lý giúp bệnh nhân có tinh thần lạc quan hơn.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của yếu sinh lý
- Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng. Bổ sung nhiều các loại vitamin như A, E, C và các khoáng chất như Fe, Mg.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.
- Sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao điều độ.
- Nên để cơ thể nghỉ ngơi đúng giờ giấc.
- Thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng và lo âu, tránh các áp lực quá mức trong công việc và học tập.
Phương pháp phòng ngừa hiệu quả
Nếu cơ thể có một sức khỏe tốt thì có thể phòng được bệnh.
- Có chế độ ăn uống và vận động khoa học, hợp lý.
- Loại bỏ căng thẳng, lo âu. Mọi người nên có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Không dùng các chất kích thích (như rượu, bia, thuốc lá, ma túy…) quá nhiều.
- Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.